Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải (1996)
Thi Ca 9
Dịch: CẢNH VẬT TỊNH BANG Trại quê vừa dựng cảnh thanh tân Giảng: Bài thơ này có chỗ nghi không phải của Thượng Sĩ, mà của Trần Quang Khải tên là “Đề Dã Thự” (Dã thự là trại quê). Đọc bài này chúng ta thấy thuần là tả cảnh đẹp, chớ không chứa đựng ý nghĩa đạo lý, đúng là của ông Trần Quang Khải hơn là của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Vì bài này có bản chữ Hán nên tôi phải dịch ra, ở đây khỏi cần giảng kỹ. Dịch: HỌA THƠ HƯNG TRÍ THƯỢNG VỊ HẦU Thiền phong không trước cũng không sau Giảng: Đây là bài thơ Thượng Sĩ họa lại để tặng Hưng Trí Thượng Vị Hầu(1). Trong sử ghi rằng khi quân ta đánh với quân Nguyên, quân Nguyên thua bỏ chạy, nhà Vua ra lệnh đuổi theo chớ không giết. Trần Quốc Nghiễn quá hăng nên xua quân đuổi theo giết quân địch rất nhiều. Khi làm lễ thưởng công tướng sĩ thì Trần Quốc Nghiễn bị nhà Vua chê là không tuân lệnh, và giặc thua chạy mà còn đuổi theo giết là không có lợi. Vì sao? Vì Việt Nam là nước nhỏ dân ít, còn quân Nguyên nước lớn dân đông, tướng tài của mình đánh thắng họ là mừng rồi, họ thua để cho họ chạy về nước, đuổi theo giết họ chỉ gây thêm thù oán. Quốc Nghiễn vì quá hăng không nghĩ đến cái lợi hại lâu dài, khi bị quở và không được thưởng công, ông hơi buồn làm thơ than thở do đó Thượng Sĩ họa lại với lý Thiền để khuyên ông. Mở đầu Ngài nói: Thiền phong không trước cũng không sau Sống Thiền là cốt trở về với Bản thể như như, Bản thể như như đó không trước không sau. Trước sau là chỉ cho không gian và thời gian, Bản thể như như thì sẵn đó chớ không phải mới có mới thành. Thiếu Thất chín năm không một tiếng Tổ Đạt-ma chín năm ngồi xây mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, lặng im không một tiếng để nói lên Thể như như. Sống với Bản thể như như thì không còn một tí vọng động. Ở Hoàng Mai giữa đêm Ngũ Tổ truyền ý bát cho Lục Tổ là việc tạm thôi. Tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm Nếu tâm mình chẳng dính một mảy tơ, không một niệm nhỏ nhiệm khởi lên thì lo gì cái miệng mình nói bậy mà phải lựa lời. Sở dĩ miệng hay nói tào lao là tại tâm lăng xăng lộn xộn, nếu tâm lặng lẽ thì miệng không còn nói bậy. Chúng ta sở dĩ lựa lời nói cho khéo léo là tại tâm mình lộn xộn, khi thì nghĩ tốt, khi thì nghĩ xấu, cho nên phải kềm chế bằng cách lựa lời hay khéo để nói. Một khi tâm đã lặng lẽ không dấy niệm thì không còn lo sợ cái miệng nói bậy. Hai câu này ý nói người ta hay sợ cái quả mà không sợ cái nhân, lời nói phát ra là để diễn tả tâm tư của mình, tâm suy nghĩ tốt xấu thì thốt ra lời nói có hay có dở, nếu tâm tư lặng lẽ thanh tịnh thì lời nào thốt ra cũng thanh tịnh. Thế mà người đời cứ lựa lời nói cho hay cho khéo mà không chịu gạn lọc phiền não cho tâm được thanh tịnh. Lo lựa lời nói khéo là chúng ta chỉ lo tránh quả mà không sợ nhân. Thói thường chúng ta không sợ tạo nghiệp mà chỉ sợ cái khổ sanh tử luân hồi. Luân hồi thọ khổ là cái quả không đáng sợ, sợ là sợ tạo nghiệp, vì có nghiệp mới dẫn đi luân hồi. Song, nghiệp cũng không đáng sợ mà phải sợ cái nhân đưa đến sự tạo nghiệp là vọng tưởng. Như vậy muốn không tạo nghiệp, phải buông vọng tưởng, nên nói “tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm, khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời”. Nghĩa là nội tâm không còn vọng tưởng thì lo gì tạo ra khẩu nghiệp. Vậy người tu Thiền muốn tránh cái quả luân hồi thì phải tránh cái nhân tạo nghiệp, muốn không tạo nghiệp thì phải buông hết vọng tưởng, dứt được manh mối ban đầu thì luân hồi làm sao có? Đó là cái gốc mà ai tu cũng phải lo thực hiện cho tốt. Vì bảo Nguyên quân Trần Xử Sĩ Trần Xử Sĩ cũng là hiệu của Trần Quốc Nghiễn. Về đêm trời khuya vắng lặng, một tiếng nhạn kêu thì sương mù tan ngay. Đây muốn nói khi tâm chúng ta thanh tịnh thì, mê mờ đau khổ đều sạch hết. Chỉ cần một phen ngộ thì mọi sự đều yên, nếu còn mê còn lăng xăng lộn xộn mà muốn tránh những cái khen chê, làm sao tránh khỏi? Chỉ khi nào tâm bừng sáng thì mọi cái mê mờ hết sạch, đó là lời khuyên chí lý của Ngài. Qua bài thơ này chúng ta thấy Thượng Sĩ khuyên Trần Quốc Nghiễn đừng buồn phiền vì đi đánh giặc có công mà không được trọng thưởng. Ngài khuyên ông phải ráng tu để tâm thanh tịnh thì mọi sự buồn phiền đau khổ đều hết. Dịch: TỤNG ĐẠO HỌC TRẦN THÁNH TÔNG Thánh học cao minh tột cổ kim Giảng: Trần Thánh Tông là vị Vua không xuất gia mà thấy được lý thật qua kinh điển, qua ngữ lục của các Thiền sư. Nhà Vua thấy rất sâu, tột cùng lý đạo, nên Thượng Sĩ tán thán. Thánh học cao minh tột cổ kim Về thánh điển thì nhà Vua thông suốt cả sách vở xưa nay, nhất là kinh Phật. “Kho rồng” dựa theo huyền sử kể rằng Bồ-tát Long Thọ có một lần được Long vương mời xuống Long cung thuyết pháp, Long vương mở kho tàng chứa kinh Phật cho Ngài xem. Vì trên nhân gian bị giặc cướp thiêu đốt cho nên kinh sách không còn đủ, Long vương đã thỉnh hết kinh Phật đem về chứa vào kho ở Long cung. Sau khi xem, ngài Long Thọ xin thỉnh những bộ kinh như Hoa Nghiêm, Niết-bàn v.v... để đem về nhân gian dịch ra và truyền bá cho người sau biết. Bốn bộ A-hàm của hệ Nguyên thủy không có những kinh đó. Đứng về lịch sử thì kinh Hoa Nghiêm, Niết-bàn v.v... ra đời sau khi Phật niết-bàn khoảng sáu trăm năm, tức là nhằm vào thời ngài Long Thọ. Nên đây nói “kho rồng xâu suốt tận hoa tim”. Nghĩa là kho kinh ở Long cung vua Trần Thánh Tông thông suốt hết. Thích phong đã được mở tay báu Hai câu này ý muốn nhắc đến hai sự tích:
- Thằng con tôi tên là Tư-đa hai mươi tuổi, từ khi sanh ra đến giờ bàn tay trái nó nắm chặt lại chưa từng mở ra. Xin Tôn giả từ bi nói rõ nhân đời trước của nó cho tôi hiểu. Tổ nhìn thẳng vào mặt Tư-đa, rồi đưa tay bảo: - Trả hạt châu lại cho ta! Tư-đa liền xòe tay dâng hạt châu cho Tổ. Tổ giải thích: - Đời trước, ta là một Tỳ-kheo thường được Long vương thỉnh xuống Long cung tụng kinh. Một hôm sau khi tụng kinh xong, Long vương cúng ta một hạt châu, ta nhận châu rồi trao cho chú Thị giả tên Bà-xá (tức là thân đời trước của Tư-đa) giữ trong tay. Ta tịch, sanh nơi đây, vì nhân duyên thầy trò chưa hết nên gặp lại nhau tại hội này. Trưởng giả nghe được tiền duyên của con mình hoan hỉ cho Tư-đa theo Ngài xuất gia. Tổ xét duyên xưa và nay, hợp hai tên đặt là Bà-xá-tư-đa. Ý câu này Thượng Sĩ tán thán vua Trần Thánh Tông giống như Bà-xá-tư-đa mở tay ra liền thấy hòn ngọc báu. Đó là cái duyên thầy trò ngày xưa bây giờ gặp lại.
Trí vượt cửa Thiền thông Thiếu Thất. Trí tuệ của vua Trần Thánh Tông vượt khỏi cửa Thiền và thông suốt được ý nghĩa của Tổ Đạt-ma ở Thiếu Thất. Tình siêu biển giáo thấu Oai Âm. Vua Trần Thánh Tông thấu suốt được giáo lý của Phật Thích-ca trong đời hiện tại cho đến đức Phật Oai Âm Vương ở đời quá khứ. Trong kinh có câu: “Oai Âm Vương dĩ tiền vô Phật danh vô chúng sanh danh.” Nghĩa là từ đức Phật Oai Âm Vương về trước không có tên Phật và tên chúng sanh. Phật Oai Âm Vương là đức Phật đầu của tất cả chư Phật. Ý câu này tán thán vua Trần Thánh Tông thấu suốt được giáo lý của chư Phật một cách tường tận. Người đời chỉ thấy ngàn non đẹp Nguời thế gian chỉ thích thấy những cảnh đẹp của núi non mây nước, ít ai chịu lắng nghe tiếng con vượn kêu trong hang sâu. Ở đời này có mấy người chịu ngồi im lìm để lắng nghe tiếng khỉ vượn nhảy nhót kêu ở trong lồng, mà đa số chỉ thích chạy tìm những thanh sắc tầm thường ở bên ngoài. Nhưng tất cả cái bên ngoài là tướng sanh diệt, thế mà người ta lại mê say đuổi theo. Rất ít người chịu lắng lòng nhìn lại mình thật kỹ, để nhận ra cái chân thật của mình. Tuy quí vị có lắng ở hang sâu mà chưa nghe tiếng vượn, biết đâu hôm nào đó nghe rồi bật cười và tất cả sương mù trên thế gian đều tan vỡ hết. Chúng ta thấy những bài thơ của Thượng Sĩ, hai câu kết thường nhắc đến việc quan trọng của người tu là nhận cho ra cái chân thật của mình. Dịch: CHĂN TRÂU ĐẤT Một con trâu đất, một mình chăn Giảng: Theo chữ Hán con trâu và con bò viết cùng một chữ “ngưu” nhưng chữ “ngưu” thường chỉ con bò, còn chữ “thủy ngưu” thường chỉ con trâu. Con bò thì màu vàng sừng ngắn, ở trên khô không lội nước, con trâu màu đen sừng dài và cong lội nước được, nên nói trâu nước. Ở đây Thượng Sĩ nói chăn con trâu đất. Vậy trâu đất là trâu hay bò? Đúng ra là trâu chớ không phải bò. Vì ở Việt Nam trâu hay nằm ở vũng bùn tẩm đất đầy mình nên gọi là trâu đất, thay vì ở Trung Hoa gọi là trâu nước. Vậy nói theo Việt Nam là chăn trâu chớ không phải chăn bò. Chúng ta đừng hiểu lầm con trâu đất là con trâu làm bằng đất, trâu bằng đất thì vô tri làm sao chăn? Như vậy con trâu đất là con trâu dính bùn đầy mình, vì chữ “nê” là bùn chớ không phải đất. Một con trâu đất một mình chăn. Một con trâu đất một mình chăn thì dễ quá, chăn con trâu của mình chớ không phải của ai. Nhưng chăn bằng cách nào? Xỏ mũi lôi về chẳng khó khăn. Xỏ mũi lôi đầu nó chuyện đó không khó. Như vậy muốn con trâu thuần thục và qui thuận thì phải xỏ mũi lôi đầu nó mới đi, chớ chăn mà không xỏ mũi thì không được. Cũng vậy, những vọng tưởng của chúng ta nhà Thiền tạm gọi con trâu, nó không có hình tướng chợt sanh chợt diệt. Nếu chăn mà không có phương tiện thì làm sao chăn? Vì vậy phải dùng phương tiện. Phương tiện ở đây dùng cho người sơ cơ là quán hơi thở, người thuần thục thì vọng tưởng khởi nhìn cho nó lặng xuống, không để nó tự do hoạt động. Nếu chúng ta chăn thật kỹ thì con trâu dễ điều phục. Con trâu chúng ta đang chăn có ai biết hình dáng nó thế nào không? Nó có bốn chân hai sừng phải không? - Thật ra, con trâu Thượng Sĩ nói không có hình dáng cụ thể, chẳng qua do người xưa nương lời dạy của đức Phật trong kinh Di Giáo về việc kềm chế năm căn không cho buông lung chạy theo năm dục. Ví như người chăn trâu coi chừng trâu không cho nó xâm phạm lúa mạ của người. Mượn hình ảnh con trâu để soạn ra mười bức tranh với ý chỉ hàng phục những vọng tưởng loạn động của mình gọi là chăn trâu. Đem đến Tào Khê buông thả quách. Thả quách là buông tay chớ không còn nắm mũi, không còn kềm chế, nghĩa là để cho nó tự do. Nhưng muốn thả thì phải chăn cho thuần thục rồi mới thả. Chừng nào chúng ta được Nhất hạnh tam-muội và Nhất tướng tam-muội, như lời Lục Tổ dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn thì mới thả cho con trâu tự do. Nhất tướng tam-muội là đối với tất cả tướng dù đẹp dù xấu, dù lớn dù nhỏ, chúng ta đều không dính mắc, tức là nhìn thấy tất cả tướng tâm không dấy động, luôn luôn ở trong chánh định. Nhất hạnh tam-muội là trong bốn oai nghi đi đứng ngồi nằm, khi tiếp duyên xúc cảnh tâm vẫn an nhiên tự tại, không dính không kẹt với sáu trần bên ngoài. Như vậy nếu người tu hành đạt được hai tam-muội này thì không còn phải chăn trâu, nên nói đem đến Tào Khê buông thả quách. Mênh mông nước chảy đánh cầu tròn. Câu kết hơi khó. Ở trong dòng nước chảy xiết mà đánh cầu. Để dễ hiểu tôi dẫn câu chuyện mang ý này: Có vị Tăng đến hỏi ngài Triệu Châu: “Trẻ con mới sanh có đủ sáu thức chăng?” Triệu Châu đáp: “Trên dòng nước chảy xiết đá cầu.” Sau vị Tăng ấy đến hỏi ngài Đại Đồng Đầu Tử: “Trên dòng nước chảy xiết đá cầu, ý nghĩa thế nào?” Sư đáp: “Niệm niệm chẳng tạm dừng.” Chúng ta thường nghĩ người lớn có ý thức phân biệt thế này thế kia, con nít thì ý thức còn non nớt nên không phân biệt. Ở đây, vị Tăng này hỏi: “Con nít có đủ sáu thức không?” Ngài Triệu Châu trả lời: “Trên dòng nước chảy xiết đá cầu.” Nghe qua vị Tăng không hiểu mới đến hỏi Thiền sư Đại Đồng, Ngài đáp: “Niệm niệm chẳng tạm dừng.” Qua câu đáp của Thiền sư Đại Đồng chúng ta mới hiểu câu trả lời của ngài Triệu Châu “trên dòng nước chảy xiết đá cầu”. Ý nói sáu thức nơi con nít đang trên dòng phát triển liên tục từ sơ sanh dần dần lớn lên. Như khi còn bé chúng ta cũng thấy nghe mà chưa khởi phân biệt đẹp xấu hay dở. Tuy nói chưa khởi phân biệt, chớ đứa bé thấy cái gì có màu sắc nó cũng đưa tay chụp, cái gì không thích thì nó giẫy nẩy không chịu, nghe tiếng nói ngọt ngào nó cười vui vẻ, nghe tiếng nói nặng nề mắng mỏ nó cũng biết tủi biết buồn. Như vậy tuy nó có cái biết phân biệt nhưng rất sơ khai chưa rõ ràng. Từ từ lớn lên cái thấy nghe hiểu biết nó càng rõ ràng hơn. Ngài Triệu Châu nói đứa bé vẫn có đủ sáu thức, nhưng phát triển dần dần từ sơ khai đến trưởng thành, liên tục như dòng nước chảy xiết, hạt nước này tiếp nối hạt nước kia chảy liên tục. Chúng ta thấy như một dòng nước nhưng thật ra nó biến chuyển không dừng. Còn đá cầu, nghĩa là sao? Chính nhờ Thượng Sĩ mà chúng ta hiểu được ý này. Xin nhắc lại hai câu: Đem đến Tào Khê buông thả quách Nếu chúng ta tu điều phục được con trâu của mình rồi, nó không còn kéo lôi chống trả nữa, lúc đó chúng ta được tự do. Như vậy là trong dòng biến chuyển của sáu thức chúng ta được tự tại. Giống như người đánh cầu trên dòng nước chảy xiết. Đánh cầu hay đá cầu của ngài Triệu Châu, ý nói người tu Thiền thì không bị sự biến chuyển của sáu thức lôi kéo nhận chìm. Giống như người đứng trên dòng nước chảy xiết mà đánh cầu một cách tự do, việc này ngoài sức tưởng tượng của con người. Vì người thế gian luôn luôn bị sáu thức kéo lôi nhận chìm. Hiểu được ý này chúng ta mới thấy giá trị của bài thơ. Bài thơ chỉ có bốn câu mà Ngài nói lên được tiến trình tu tập từ khi bắt đầu dụng tâm tu cho đến khi đạt được kết quả. Tôi xin nhắc lại toàn bài để quí vị nắm cho vững: Một con trâu đất một mình chăn. Mấy hôm rồi quí vị chăn một mình hay có ai phụ không? Xỏ mũi lôi về chẳng khó khăn. Quí vị xỏ mũi được chưa hay vẫn còn cay đắng gian nan? Tuy đã xỏ mũi rồi có khi lôi nó không chịu đi, vì sức mình yếu nên lắm lúc cũng bị nó lôi lại. Như vậy đối với quí vị thì “xỏ mũi lôi về rất khó khăn”. Nếu “chẳng khó khăn” thì sẽ: Đem đến Tào Khê buông thả quách. Khi trâu thuần thục thì mình nằm ngủ khò chẳng còn lo lắng gì nữa, bấy giờ thì: Mênh mông nước chảy đánh cầu tròn. Tuy ở trong dòng sanh diệt mà chúng ta an nhiên, không lo sợ không dính mắc gì cả. Chỉ tóm gọn trong bốn câu thơ mà Ngài nói lên được tiến trình tu tập của một hành giả từ khi bắt đầu cho đến khi viên mãn. Chúng ta nên ghi nhớ để mà tu tập. (1) Hiệu của Trần Quốc Nghiễn con thứ hai của Trần Quốc Tuấn. Mục Lục
|
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải (1996)
|
Thi Ca 9