Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải (1996)
Tụng Cổ 2
Dịch: Cử: Kinh Hoa Nghiêm nói: Tất cả pháp chẳng sanh Thầy nói: - Xem ! Xem! Lại nói: Lớn giọng bảo im Tụng: Đầu vàng (Phật) khua lưỡi gạt chúng sanh Giảng: Kinh Hoa Nghiêm nói: Tất cả pháp chẳng sanh Đức Phật nói: Tất cả pháp không sanh, tất cả pháp không diệt, nếu chúng ta hằng thấy như vậy thì Phật thường hiện tiền ở nơi ta. Thượng Sĩ nói: - Xem! Xem! Xem! Xem! Để chi? Thấy chư Phật hiện tiền không? Nếu chư Phật hiện tiền thì cứ nhìn sẽ thấy. Lớn giọng bảo im Ở đây nói tất cả pháp chẳng sanh tất cả pháp chẳng diệt; vậy pháp chẳng sanh pháp chẳng diệt là pháp ở ngoài hay ở nơi mình? Nếu thấy tất cả pháp chẳng sanh tất cả pháp chẳng diệt, hay hiểu như thế chư Phật thường hiện tiền, mà thấy ở bên ngoài thì chẳng khác nào chúng ta bảo người khác đừng nói chuyện mà mình lớn tiếng la lên: “Im, đừng nói chuyện!” Bảo người đừng nói chuyện mà mình lại la to. Giống như muốn ăn bánh mà bỏ bánh lấy bột. Ý Ngài nói, tại sao chúng ta không thấy mình là chẳng sanh chẳng diệt, mà phải thấy tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt, mới thấy được Phật hiện tiền? Nếu tâm mình chẳng sanh chẳng diệt thì Phật hiện tiền nơi mình, đâu có xa. Ngài cho rằng thấy các pháp chẳng sanh chẳng diệt như vậy là quanh co. Đó là bỏ cái này để cầu cái kia. Đầu vàng khua lưỡi gạt chúng sanh Đầu vàng là chỉ cho đức Phật, khua lưỡi gạt chúng sanh là lời Phật nói trong kinh gạt chúng ta. Gạt như thế nào? Vì chúng sanh còn đang say mê, Phật dạy quán tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt. Như vậy, bảo họ quán là chỉ cho họ còn những cái say mê, nên nói chốn chốn ngủ say dạo một mình. Ai dạo? Thiên hạ thì đang ngủ say còn Phật thì đi có một mình thành ra Ngài đánh lừa mình đi một cách tự do. Chẳng quản đêm tàn còn mộng mị Đêm đã mãn rồi mà vẫn còn mê ngủ, tiếng kiểng ở đền vua báo sáng rồi mà vẫn còn nằm ngủ. Phật nói tất cả chẳng sanh tất cả chẳng diệt, nếu hay hiểu như thế, chư Phật thường hiện tiền, đó là Phật nói lừa chúng ta. Thượng Sĩ nói nếu tâm chẳng sanh chẳng diệt thì ngay đó là Phật rồi, cần gì phải thấy các pháp chẳng sanh chẳng diệt chi cho lòng vòng. Nhưng, sở dĩ Phật nói như thế, vì chúng sanh mê chấp các pháp là sanh là diệt, nên Ngài dạy đừng chấp các pháp. Đa số chúng ta thấy các pháp không sanh không diệt là thấy Phật hiện tiền, tức là thấy Phật ở ngoài mình, sự thật thì Phật hiển hiện nơi Tự tâm mình, thế nên Thượng Sĩ nói Phật khua lưỡi gạt chúng sanh. Tại sao Phật gạt chúng sanh? Vì chúng sanh đang mê ngủ, mặc dù đã tàn canh, tiếng kiểng đánh thức mà vẫn cứ ngủ. Chỉ có một mình Phật là người tỉnh mới dùng phương tiện đánh lừa bảo phải thấy tất cả pháp không sanh không diệt là thấy Phật hiện tiền, tức là nhận ra Phật ngay nơi mình. Dịch: Cử: Tăng hỏi Thiền sư Vạn Tuế: - Đại chúng nhóm họp, cùng bàn việc gì? Sư đáp: - Phẩm tựa thứ nhất. Thầy nói: - Thứ nhì cũng được. Tụng: Nói phẩm tựa thứ nhất Giảng: Ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam đối với các bậc đức cao đạo cả, để tỏ lòng tôn kính, chúng ta không dám gọi pháp hiệu của các ngài mà chỉ gọi tên chùa. Ví dụ Hòa thượng ở chùa Phước Hậu thì gọi Hòa thượng Phước Hậu. Cũng vậy, Vạn Tuế là tên ngôi chùa ở núi Cửu Tuyên, Phước Châu, tỉnh Phước Kiến Trung Hoa. Đời nhà Lương, Thiền sư Huệ Cầu trụ trì tại đây nên người đời gọi Ngài là Thiền sư Vạn Tuế. Tăng hỏi Thiền sư Vạn Tuế: - Đại chúng nhóm họp, cùng bàn việc gì? Sư đáp: - Phẩm tựa thứ nhất. Thượng Sĩ nói: - Thứ nhì cũng được. Tại sao Thượng Sĩ nói vậy? Vì có thứ nhất thì có thứ nhì đối đãi nhau. Cho nên: Nói phẩm tựa thứ nhất Tức là có trên có dưới, có thứ nhất có thứ hai có thứ ba... có phân biệt sai khác. Người trí không thật hư Người trí thấy không thật không hư thì nói gì có một, có hai, có ba... Kẻ mê thấy có được có mất hai bên đối đãi, nên mới thấy có phẩm này phẩm nọ. Người gỗ múa thác chi Thác chi là điệu múa, điệu múa này trang bị hai hoa sen lớn bằng giấy, hai cô gái đứng trong hoa sen, tới giờ múa hai hoa sen nở ra, hai cô gái đứng trong hoa sen múa. Tất lật là một loại kèn, thổi lên âm thanh nghe rất buồn thảm. Hai câu này ý nói khi chúng ta không còn phân biệt đây là đệ nhất kia là đệ nhị, hoặc đây thật kia hư thì lúc đó giống như người gỗ, giống như gái đá. Người gỗ gái đá không có niệm phân biệt, nhưng vũ múa thổi kèn được. Đó là diệu dụng không thể nghĩ lường của người vô niệm, không còn thức phân biệt. Muốn tìm rõ ý này, Người nào muốn tìm hiểu tột cùng chỗ này là Bát-nhã ba-la-mật. Đó là chỗ vô phân biệt, là chỗ vô niệm. Dịch: Cử: Tăng hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: - Con trùn chặt làm hai đoạn, đoạn nào cũng cử động, vậy Phật tánh ở đoạn nào? Trường Sa đáp: - Động cùng chẳng động là cảnh giới gì? Thầy nói: Hai bên không động, Tụng: Con trùn chặt đứt làm hai khúc Giảng: Có một Thiền khách đến hỏi Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm: Con trùn chặt làm hai đoạn, đoạn nào cũng cử động lăng quăng. Vậy lúc đó Phật tánh ở đầu nào? Phật tánh là cái biết, có động tức là có biết, hai bên đều động, vậy Phật tánh ở bên nào? Câu hỏi này thật khó trả lời, thế mà Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm đáp: - Động cùng chẳng động là cảnh giới gì? Thiền sư Trường Sa là đệ tử của Thiền sư Nam Tuyền, ban đầu Ngài trụ trì ở chùa Lộc Uyển rồi tùy duyên giáo hóa không nhất định. Về sau Ngài trụ trên núi Trường Sa ở Hồ Nam, giáo hóa đồ chúng rất hưng thạnh. Người đương thời gọi Ngài là Hòa thượng Trường Sa. Ngưỡng Sơn đến hỏi: - Mỗi người trọn có việc ấy chỉ là dùng không được. Ngài bảo: - Mời ông dùng. - Làm sao dùng? Ngài liền đạp Ngưỡng Sơn té nhào. Ngưỡng Sơn nói: - Thật là con cọp to. Qua lối khai ngộ này chúng ta thấy Ngài quá đặc biệt, thuộc hạng người bạo, Ngài mời Ngưỡng Sơn dùng mà Ngưỡng Sơn không biết dùng, Ngài liền dùng bằng cách đạp Ngưỡng Sơn một đạp té nhào. Không bạo là gì? Và, Ngưỡng Sơn cũng là tay cự phách, bị ăn đạp té nhào, liền nói “thật là con cọp to”. Người đời sau gọi Ngài là Sầm Đại Trùng. Chúng ta thấy lối đối đáp của Ngài quá kỳ đặc. Con trùn đứt làm hai, bên nào cũng giãy giụa, hỏi Phật tánh ở bên nào, Ngài đáp bằng câu hỏi: “Động cùng chẳng động là cảnh giới gì?” Có phải ông nghĩ cái động là Phật tánh, còn cái không động là không Phật tánh chăng? - Động cùng không động đâu ngoài Phật tánh, sanh diệt và tịch diệt không ngoài Phật tánh. Đa số chúng ta đều nghĩ Phật tánh chỉ là cái cục cựa nhúc nhích, không ngờ Phật tánh trùm tất cả, nên mới hỏi Phật tánh ở đầu nào? Đây là lối trả lời khéo của Ngài. Thiền sư Trường Sa trả lời như thế, còn Thượng Sĩ thì nói: Hai bên không động Nghĩa là hai khúc trùn đứt giãy giụa tự nó không động, tại người khởi niệm hỏi nên người đó động. Cũng giống như gió và phướn tự nó không động, mà động ở nơi tâm người khởi niệm tranh cãi gió động hay là phướn động. Thượng Sĩ làm tụng: Con trùn chặt đứt làm hai khúc Hai câu này rất dễ hiểu tôi không giảng. Hỏi ra Phật tánh toàn khó thay “Phanh lòng” là mổ bụng. “Giấu sáu rùa”, từ ngữ này lấy từ điển tích Phật dạy tu sĩ đối với sáu trần nên giống như con rùa. Thường khi dã can gặp rùa, nếu dã can cắn đầu thì rùa thụt đầu vào cái mai, nếu dã can cắn chân thì rùa rút chân vào cái mai... Như vậy thì dã can không hại được rùa. Cũng vậy, người tu chúng ta sáu căn vừa chạy theo sáu trần thì phải dừng lại, không để cho sáu căn dính với sáu trần thì được bình an giải thoát. Nếu để sáu căn chạy theo sáu trần thì bất an đau khổ. “Cô phụ phanh lòng giấu sáu rùa” là cô phụ người rút ruột mình để chỉ dạy cách gìn giữ sáu căn, giống như con rùa giấu sáu bộ phận vào trong, tức là cô phụ lời Phật dạy. Vậy, muốn nhận ra Phật tánh, đừng có chạy theo tướng động và tịnh, mà phải biết hướng sáu căn trở vào, không chạy theo trần cảnh bên ngoài thì không cô phụ lời Phật dạy, còn nếu để sáu căn chạy theo sáu trần thì cô phụ lời Phật dạy. Dịch: Cử: Thiền sư Tùng Thẩm ở Triệu Châu. Có vị Tăng vẽ bức chân dung của Sư đem đến trình. Sư bảo: - Hãy nói giống tôi không giống tôi? Nếu giống tôi thì đánh chết Lão tăng đi. Nếu không giống tôi thì đốt quách bức họa đi. Vị Tăng lặng câm. Thầy nói: - Đều là phí công. Tụng: Mũi nhọn bút lông khuôn giấy báu Giảng: Một vị Tăng vẽ chân dung ngài Triệu Châu đem đến trình. Ngài bảo, hãy nói giống hay không giống Ngài, nếu giống thì đánh chết Ngài đi, nếu không giống thì đốt quách bức họa. Vị Tăng không trả lời được. Thượng Sĩ nói, đều là phí công. Tại sao Ngài nói như thế? Vì nói đốt hay nói giết cũng đều là nói hai bên chỉ uổng công thôi. Mũi nhọn bút lông khuôn giấy báu, Thường họa sĩ dùng bút lông mũi nhọn vẽ hình người trên giấy gọi là tả chân (chân dung). Song, muốn vẽ cho ra cái chân thật chẳng có mấy người dù trên thượng giới hay dưới trần gian, thấy cái chân thật không qua hình thức vẽ hay tướng mạo, thật là ít có. Cho nên Ngài nói: Dù cho đánh chết, đem thiêu rụi. Đánh chết thân tứ đại này hay thiêu rụi bức họa đều là giả tướng, còn thân chân thật như nhiên chẳng mấy người nhận được. Ý Thượng Sĩ nói dù cho thân tứ đại này hay bức họa cả hai đều là giả tướng, chỉ có thân chân thật như nhiên của mình mới là quí, nhưng ít người biết được. Dịch: Cử: Qui Sơn gói một tấm gương gởi Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn thượng đường đưa lên bảo: - Hãy nói, đây là gương Qui Sơn, là gương Ngưỡng Sơn? Có người nói được thì không đập bể. Chúng không nói được. Ngưỡng Sơn đập nát tấm gương. Thầy nói: - Chưa khỏi cái họa Qui Sơn. Lại tiếp: - Theo hạnh nhỏ mà bỏ thừa lớn. Tụng: Gương báu gói niêm mặt hướng tiền Giảng: Ngài Ngưỡng Sơn được thầy là Thiền sư Qui Sơn gởi cho tấm gương; gởi gương là ngầm ý truyền trao hay thọ ký. Khi nhận tấm gương Ngài đối trước chúng nói: “Gương này là của Qui Sơn hay của Ngưỡng Sơn? Có người nói được thì để, nói không được thì đập.” Bây giờ quí vị nói coi! Nói của Qui Sơn hay của Ngưỡng Sơn cũng là lối nói hai bên, nên không ai mở miệng được. Thế nên Thượng Sĩ bình: - Chưa khỏi cái họa Qui Sơn. Họa Qui Sơn là họa gì? Dù cho đem cái gương đập đi cũng không khỏi họa, đó là việc truyền trao hay thọ ký của Qui Sơn. Lại tiếp: - Theo hạnh nhỏ mà bỏ thừa lớn. Ngài Ngưỡng Sơn nêu lên cho mọi người thấy để ngộ, mà trong chúng không ai ngộ, đó là Ngài nghĩ cái nhỏ mà bỏ cái lớn, vì sự truyền thừa là việc lớn. Thế nên Thượng Sĩ làm tụng: Gương báu gói niêm mặt hướng tiền Ý Thượng Sĩ nói gương báu gói lại để mặt gương hướng ra trước, đưa cái gương lên mọi vật hiện trong gương rõ ràng, vật đẹp hiện đẹp, vật xấu hiện xấu không sai lệch. Gương này biểu trưng cho Đại viên cảnh trí, nếu đem gương đập đi là phụ công nung nấu của thầy Tổ, đã bao nhiêu năm rèn luyện cho mình, nên đập bỏ không đành. Cứ tự nhiên nhận đi rồi treo cho sáng không hơn sao? Tâm thể chân thật của mỗi chúng ta cũng giống như cái gương không có niệm phân biệt, nhưng đối trước mọi người mọi vật, thấy biết rõ ràng đúng như thật. Dịch: Cử: Lão Tử nói: Vinh nhục đều sợ. Niêm: Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật Tụng: Lạnh thì mặc áo, nực cởi ra Giảng: Lão Tử nói gọn có bốn chữ “vinh nhục đều sợ”. Người ta tán tụng mình như thế nào là vinh? Người ta phỉ báng mình như thế nào là nhục? Xưa Lão Tử sợ cả vinh lẫn nhục, bây giờ chúng ta chỉ sợ thiên hạ phỉ báng, còn tán tụng thì rất thích. Sở dĩ Lão Tử sợ cả vinh lẫn nhục là vì cả hai đều đưa con người đến tâm bệnh. Được tán tụng thì con người khởi tâm ngã mạn, bị làm nhục thì khởi tâm sân hận, bị cái nào cũng bệnh, nên cả hai đều đáng sợ, vì thế mà Thượng Sĩ niêm: Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật Nếu tay chúng ta khéo vẽ ra hàng ngàn bức ảnh đẹp hoặc làm ra hàng ngàn vật dùng tốt, đều do từ tâm dấy khởi nên sanh ra muôn mối sầu, đủ thứ bệnh. Lạnh thì mặc áo, nực cởi ra Nếu lạnh thì mặc áo, nếu nóng thì cởi áo, đó là lẽ đương nhiên, lạnh nực ngầm nói đến vinh nhục. Theo Thượng Sĩ sống là tùy duyên, vinh thì sống theo vinh, nhục thì sống theo nhục có gì mà phải sợ! Không lạnh không nực lúc đó thế nào? Chỉ xem liễu ngự hoa cung sắc. Câu này dẫn ý từ hai câu thơ của Hàn Duy đề bên thành tây: “Ngự liễu sơ trường giá cẩu trĩ, cung hoa vị thức hãi du nhân” nghĩa là cành liễu ở vườn ngự mới già che con chim trĩ, hoa ở trong cung chưa biết sợ du khách. Ý nói chúng ta chỉ nhìn vẻ đẹp của cây liễu trong vườn ngự, và chỉ nhìn sắc đẹp của đóa hoa trong cung vua thì không có lâm vào tình huống “đâu chỉ tìm xuân bỏ bốn mùa”. Nghĩa là thời tiết có xuân, hạ, thu, đông, chúng ta không thể chấp nhận có mùa xuân mà phủ nhận mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Theo Thượng Sĩ thì người tu hiểu đạo lúc nào thấy cảnh cũng đẹp, chớ không phải cảnh chỉ đẹp ở mùa xuân mà mùa hạ, mùa thu, mùa đông cảnh không đẹp. Ý Ngài dạy chúng ta đừng có tâm mong cầu, tìm cái này bỏ cái kia. Đối với người tu, sự vinh nhục không có gì phải sợ, nếu không khởi niệm phân biệt tốt xấu, vinh nhục thì tâm trong sáng bình lặng, tâm đã trong sáng bình lặng thì đâu còn sợ cái gì. Dịch: Cử: Thiền sư Lâm Tế đến thăm chủ tháp. Chủ tháp hỏi: - Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước? Lâm Tế đáp: - Tổ, Phật đều chẳng lễ. Chủ tháp hỏi: - Tổ, Phật cùng Trưởng lão có oán thù gì mà chẳng lễ? Lâm Tế liền phủi áo đi ra. Thầy nói: Được cỡi đầu cọp Tụng: Một lần phủi áo thong thả đi Giảng: Thiền sư Lâm Tế đến viếng một cái tháp to, người giữ tháp ra tiếp Ngài, hỏi: - Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước? Nếu là chúng ta thì trả lời “vô lễ Tổ rồi lên lễ Phật”, nhưng ngài Lâm Tế nói: - Tổ, Phật đều chẳng lễ. Nghe Ngài nói ngang ngược quá, nên chủ tháp nói: - Tổ, Phật cùng Trưởng lão có oán thù gì mà chẳng lễ? Ngài Lâm Tế phủi áo đi ra. Như thế là sao? Trong nhà Thiền còn thấy Phật khác Tổ khác là chưa thấy đến nơi đến chốn, Ngài khai thị ông chủ tháp nên nói “Tổ, Phật đều chẳng lễ”. Ông chủ tháp nghe chẳng hội, mà còn khó chịu hỏi lại Tổ Phật cùng Trưởng lão có oan gia gì mà chẳng lễ. Khai thị cho, chẳng hội mà còn khó chịu thì phủi áo đi chớ còn nói gì nữa? Thế nên Thượng Sĩ nói: Được cỡi đầu cọp Ngài ví lời nói không kẹt hai bên của ngài Lâm Tế khai ngộ cho chủ tháp là cỡi đầu cọp, nhưng chủ tháp không hội, ngài Lâm Tế không làm sao cho chủ tháp thức tỉnh được, bỏ đi, nên nói chẳng vuốt râu hùm. Tức là cỡi đầu được mà chưa vuốt râu được. Một lần phủi áo, thong thả đi Ngài Lâm Tế phủi áo đi một cách thong dong tự tại, còn chủ tháp thì bực tức nhìn theo chẳng hiểu gì ý của Ngài chỉ dạy. Phật, Tổ rốt cùng đều không lễ Không lễ Tổ, không lễ Phật ví như ánh sáng mùa Thu rọi xuống dưới khe nước, nhìn xuống khe như có hòn ngọc rạng ngời. Nói không lễ Tổ không lễ Phật là nói đến tâm thanh tịnh sáng suốt giống như ngọc quí, mà ông chủ tháp không biết, không nhận ra. Mục Lục
|
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải (1996)
|
Tụng Cổ 2