Thiền Sư Việt Nam
Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Sư tên Trịnh Thập con của Phổ Quang Vương, sanh ngày mùng 5 tháng 5 năm Bính Tý nhằm niên hiệu Chính Hòa thứ mười bảy (1696). Trên trán Sư có góc hình như chữ nhật. Lớn lên, vua Lê Hy Tông gả Công chúa thứ tư cho Sư. Tuy thân sống trong lầu son gác tía, mà tâm hằng gởi gắm trong cửa thiền. Sư có tư dinh tại huyện Thọ Xương ở phường Bạch Mai - Hà Nội, khu đất vườn ao sáu mẫu. Ở sau vườn có gò đất cao chừng bảy tám thước. Một hôm, Sư sai quân gia đào gò đất ấy xuống tận dưới sâu để làm ao thả cá vàng. Quân gia chợt thấy một cọng sen lớn, đến trình với Sư. Sư cho đó là điềm đi xuất gia. Nhân điềm cọng sen này, Sư liền cải gia vi tự (đổi nhà làm chùa), đặt tên là Liên Tông, viện tên Ly Cấu. Từ đây, Sư quyết chí tham thiền. Một hôm, Sư dâng sớ xin xả tục xuất gia, được nhà vua chấp thuận. Ngày ấy, Sư đi thẳng đến huyện Đông Triều lên chùa Long Động trên núi Yên Tử đảnh lễ Thiền sư Chân Nguyên Chánh Giác xuất gia. Thiền sư Chánh Giác hiện giờ đã tám mươi tuổi. Chánh Giác bảo: - Duyên xưa gặp gỡ, vì sao đến chậm vậy? Sư thưa: - Thầy trò hội hiệp thời tiết đến thì gặp. Chánh Giác bảo: - Trùng hưng Phật Tổ sau này là trông cậy ở ngươi. Từ đây, Sư ngày đêm nghiên cứu Tam tạng đều được thấu suốt. Một hôm, Sư đầy đủ oai nghi lên xin ngài Chánh Giác thọ giới Cụ túc. Được chấp thuận, thọ giới xong và được truyền tâm pháp rồi, Sư trở về trụ trì tại chùa Liên Tông. Nơi đây, Sư hoằng hóa rất thạnh, đồ chúng đến tham học rất đông. Do đó lập thành một phái lấy hiệu là Liên Tông. Năm ba mươi bảy tuổi, bỗng một hôm Sư bảo đại chúng rằng: - Giờ qui tịch ta sắp đến. Ta được pháp nơi Hòa thượng Chân Nguyên, sẽ trao lại cho các ngươi, hãy nghe kệ đây: Vốn từ không gốc (Bản tùng vô bản Sư lại bảo: - Thân khổ tứ đại này đâu thể giữ lâu. Nói xong, Sư ngồi an nhiên thị tịch, thọ ba mươi bảy tuổi. Năm ấy nhằm niên hiệu Long Đức thứ hai (1733). Đồ chúng xây tháp thờ Sư ở ba nơi. Bình nhật Sư lập chùa Hộ Quốc ở phường An Xá tại bản huyện. Sau lại chọn được Giác Sơn ở Quế Dương tỉnh Bắc Ninh tạo ngôi đại già-lam chùa hiệu Hàm Long. Sau này cho đệ tử Tính Dược trụ trì chùa Liên Tông, Tính Ngạn trụ trì chùa Hàm Long. Mục Lục
|
Thiền Sư Việt Nam
|
Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thanh Biện (? - 686) (Đời thứ 4, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)
Thiền sư Cảm Thành (? - 860) (Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thiện Hội (? - 900) (Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)
Trưởng lão La Quí (852 - 936) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vân Phong (? - 956) (Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sư Khuông Việt (933 - 1011) (Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Ma-ha (Ma-ha Ma-da) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)
Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1115 ) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Trì Bát (1049 - 1117) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịch (? - 1140) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Minh Không (1076 - 1141) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Khánh Hỷ (1066 - 1142) (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Dung (? - 1174) (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Không Lộ (? - 1119) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bảo Giám (? - 1173) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịnh (1100 - 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Chân Không (1045 - 1100) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Ni sư Diệu Nhân (1041 - 1113) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Viên Học (1073 - 1136) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151) (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Giác Hải (Khoảng thế kỷ 11-12) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Không (? - 1170) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đại Xả (1120 - 1180) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tín Học (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trường Nguyên (1110 - 1165) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Nguyện Học (? - 1174) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Minh Trí (? - 1196) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Giới (? - 1207) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190) (Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thường Chiếu (? - 1203) (Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thần Nghi (? - 1216) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sĩ Thông Thiền (? - 1228) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) (Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
Thiền sư Tông Diễn hiệu Chân Dung (1640 - 1711) (Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)
Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)
Hòa thượng Chuyết Công (1590 - 1644) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Hành (1596 - 1659) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Chân Nguyên pháp danh Tuệ Đăng (1647 - 1726) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Hiện hiệu Nguyệt Quang (? - 1765) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tĩnh (1692 - 1773) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tuyền (1674 - 1744) (Đời pháp thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Quýnh hiệu Từ Phong (1728 - 1811) (Đời pháp thứ 40, tông Lâm Tế)
Đại sư Kim Liên Tịch Truyền (1745 - 1816) (Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)
Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan (1741 - 1830) (Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)
Thiền sư Liễu Quán (? - 1743) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri (? - 1786) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (? - 1776) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 - 1821) với chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (? - 1823) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng (1735 - 1835) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758 - 1827) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh (1788 - 1875) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh (1828 - 1898) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân hiệu Diệu Nghĩa (1850 - 1914) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864 - 1938) (Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1862) (Đời thứ 40, tông Lâm Tế)