Thiền Sư Việt Nam
Sơ Tổ Phái Trúc Lâm TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308)
Ngài tên húy là Khâm con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh hoàng thái hậu. Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử, Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho Ngài tức là Khâm Từ thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu. Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị Sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm thấy, Ngài bất đắc dĩ phải trở về. Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cửu trùng, mà Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong Đại nội tu tập. Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu.” Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc. Ngài thường ăn chay lạt thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do. Ngài trình thật với cha. Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của Tổ tiên?” Ngài nghe dạy cũng rơi nước mắt. Con người Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời). Những khi nhàn rỗi, Ngài mời các Thiền khách bàn giải về Tâm tông (thiền) tham học thiền với Thượng Sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chỗ Thiền tủy. Đối với Thượng Sĩ, Ngài kính lễ làm thầy. Những khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần đuổi được quân Nguyên giữ gìn trọn vẹn đất nước. Năm Quí Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia. Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299), Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến rất đông. Sau, Ngài đến chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Ngài lại vân du đến trại Bố Chánh lập am Tri Kiến rồi ở đó. Đến năm Giáp Thìn (1304), Ngài dạo đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ tu hành Thập thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về Đại nội để truyền giới Bồ-tát tại gia. Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền tông. Mở đầu pháp hội, Ngài niêm hương báo ân xong bước lên tòa. Vị Thượng thủ bạch chùy v.v... rồi Ngài nói: - Thích-ca Văn Phật vì một đại sự mà xuất hiện giữa cõi đời này, suốt bốn mươi chín năm chuyển động đôi môi mà chưa từng nói một lời. Nay ta vì các ngươi lên ngồi tòa này, biết nói chuyện gì đây? Ngồi giây lâu, Ngài ngâm: Thân như hơi thở ra vào mũi, (Thân như hô hấp tỷ trung khí, Ngài vỗ bàn một cái, nói: - Không có gì sao? Ra đây! Ra đây! * Có vị Tăng hỏi: - Thế nào là Phật? Ngài đáp: - Nhận đến như xưa vẫn chẳng phải. - Thế nào là Pháp? - Nhận đến như xưa vẫn chẳng phải. - Thế nào là Tăng? - Nhận đến như xưa vẫn chẳng phải. - Cứu kính thế nào? - Chữ bát đã bày trao hết sạch (Bát tự đả khai phân phó liễu Lại hỏi: - Thế nào là một việc hướng thượng? Ngài đáp: - Đầu gậy khêu nhật nguyệt. - Dùng công án cũ làm gì? - Một lần nhắc lại một lần mới. - Thế nào là giáo ngoại biệt truyền? - Ễnh ương nhảy không khỏi đấu. - Sau khi ra khỏi đấu thì thế nào? - Lại theo con ếch nhảy xuống bùn. - Vẫn là nhảy chẳng khỏi. Ngài bèn lớn tiếng nạt: - Kẻ mù! Thấy cái gì? - Đại tôn đức lừa người làm gì? Ngài liền “hừ, hừ”. Vị Tăng suy nghĩ. Ngài liền đánh. Vị Tăng lại suy nghĩ để hỏi. Ngài liền hét. Vị Tăng cũng hét. Ngài hỏi: - Lão tăng bị một cái hét, hai cái hét của ngươi, rốt cuộc thế nào? Nói mau! Nói mau! Vị Tăng suy nghĩ. Ngài lại hét một tiếng, nói: - Con chồn hoang quỉ quái! Vừa rồi tinh lanh giờ ở chỗ nào? Vị Tăng lễ bái lui ra. Tăng hỏi: - Đại tôn đức khổ nhọc tu hành, đã trải qua nhiều năm, đối với sáu thông của Phật, Ngài đã được mấy thông? Ngài đáp: - Cũng được sáu thông. - Năm thông kia gác qua, thế nào là Tha tâm thông? - Đầy cả quốc độ, có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết, Như Lai đều thấy. Vị Tăng liền đưa nắm tay lên nói: - Đã biết hết thấy hết, vậy biết cái này có vật gì? Ngài đáp: - Như có như không, chẳng phải không chẳng phải sắc. - Xưa Tăng hỏi Hòa thượng Lang Gia: “Thanh tịnh bản nhiên, vì sao chợt sanh sơn hà đại địa?” Ý chỉ thế nào? - Thật giống thuyền chài ra biển. - Ý này thế nào? - Ai biết nơi chốn khói sóng xa khơi kia, riêng có chỗ nên suy nghĩ. * Hỏi: - Thế nào là gia phong Phật quá khứ? Đáp: - Vườn rừng vắng vẻ ai chăm sóc - Thế nào là gia phong Phật hiện tại? - Gia phong sóng bạc mê yến sớm - Thế nào là gia phong Phật vị lai? - Bãi biển chờ triều trời đợi nguyệt, - Gia phong Hòa thượng thế nào? - Áo rách che mây, sáng ăn cháo Lại hỏi: - Ngài Linh Vân khi xem hoa đào ngộ thì thế nào? Đáp: - Tự nở tự tàn theo thời tiết - Khi giết người không nhìn lại thì sao? - Gan dạ cùng mình. - Người đại tu hành lại rơi vào nhân quả hay không? - Miệng dường chậu máu chê Phật Tổ Hỏi: - “Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết Đáp: - Lầm! - Theo Đại tôn đức thì thế nào? - Dưới ruộng bầy cò ngàn điểm tuyết - Đó là câu nói của tôi. - Muốn biết thần tiên lò luyện thuốc Hỏi: - Thế nào là Thanh tịnh Pháp thân? Đáp: - Đục vàng rơi trong phân sư tử - Học nhân không hiểu. - Chớ học thói hồ đồ trả giá - Thế nào là Viên mãn báo thân? - Cánh bằng bay bổng dừng cơn gió Vị Tăng lễ bái. Ngài bảo: - Nguyên lai đầy đủ nhiều công dụng Hỏi: - Thế nào là Thiên bách ức hóa thân? Đáp: - Mây dồn sương phủ trời mù mịt Tăng nói: - Đúng thế. Ngài bảo: - Cười ngất kẻ gom mây dưới đảnh Vị Tăng lễ bái lui ra. * Pháp Loa hỏi: - Nói huyền nói diệu, luận cổ bàn kim, đều thuộc thứ nói đùa, một câu không kẹt trong ngôn ngữ làm sao nói được? Ngài đáp: - Gió đông dìu dịu ngàn hoa nở Pháp Loa toan mở miệng nói, Ngài liền bảo: - Chim hót máu tuôn vẫn vô dụng - Khi muôn dặm mây tạnh thì thế nào? - Mưa tầm tã. - Khi muôn dặm mây che kín thì thế nào? - Trăng vằng vặc. - Cứu kính thế nào? - Chớ động đến, động đến ăn ba mươi gậy. - Thế nào là Bản lai diện mục? Ngài im lặng giây lâu hỏi: - Hiểu chăng? - Chẳng hiểu. Ngài liền đánh. Pháp Loa hỏi: - Thế nào là ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp? Ngài đáp: - Nếu dùng sắc thấy ta, - Thế nào là Phật? - Tấm cám ở dưới cối. - Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn sang? - Bánh vẽ. - Thế nào là đại ý Phật pháp? - Cùng hầm, đất không khác. - Xưa có vị Tăng hỏi Triệu Châu “con chó có Phật tánh không”, Triệu Châu nói “không”. Ý chỉ thế nào? - Chất muối ở trong nước, - Hữu cú vô cú như bìm leo cây, khi ấy thế nào? Ngài bèn nói kệ: Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú (Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Hữu cú vô cú Ngài bèn bước xuống tòa. * Ngày mùng một tháng giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân thiền tự khai giảng trụ trì. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất vì chúng giảng kinh Pháp Hoa. Bãi hạ, Ngài vào núi Yên Tử, đuổi hết những người cư sĩ theo hầu hạ và những kẻ nô dịch trong chùa, không được chực hầu như trước. Chỉ để lại mười vị Thị giả thường theo Ngài. Ngài lên ở am Tử Tiêu, vì Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Thị giả xuống núi gần hết, duy có đệ tử thượng túc là Pháp Loa còn ở thôi. Từ đây, Ngài leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch: - Tôn đức tuổi đã già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai? Ngài bảo: - Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy. Ngày mùng năm tháng mười năm ấy, người nhà của Công chúa Thiên Thụy lên núi bạch Ngài: “Công chúa Thiên Thụy bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết.” Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy.” Ngài bèn chống gậy xuống núi, chỉ cho theo một người Thị giả. Ngày mùng mười Ngài về đến kinh, dặn dò xong, ngày rằm Ngài trở về núi. Ngài dừng nghỉ ở chùa Siêu Loại. Hôm sau vừa rạng đông, Ngài đi bộ đến chùa làng Cổ Châu, tự đề bài kệ rằng: Số đời một hơi thở (Thế số nhất tức mặc Đến ngày 17, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn, Tuyên Từ hoàng thái hậu thỉnh Ngài vào am Bình Dương cúng trai. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau.” Ngày 18, Ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn An Kỳ Sanh. Nghe nhức đầu, Ngài gọi hai vị Tỳ-kheo trong chùa bảo: - Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi, phải làm sao? Hai vị Tỳ-kheo bạch: - Hai đệ tử có thể giúp được. Đến am Ngọa Vân, Ngài tạ hai vị Tỳ-kheo rằng: - Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử. Ngày 19, Ngài sai Thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến đây gấp. Ngày 20, Bảo Sát quảy gói sang, đi đến Doanh Tuyền thấy một vầng mây đen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi Sơn và hạ xuống Doanh Tuyền, nước đầy tràn lên cao mấy trượng, giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng đầu bằng đầu ngựa ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy Bảo Sát nghỉ trong quán trọ dưới núi, mộng thấy điềm chẳng lành. Ngày 21, Bảo Sát đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo: - Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy hỏi mau. Bảo Sát hỏi: - Như khi Mã Tổ bệnh, Viện chủ hỏi: “Những ngày gần đây Tôn đức thế nào?” Mã Tổ bảo: “Nhật diện Phật, Nguyệt diện Phật.” Nói thế ý chỉ làm sao? Ngài lớn tiếng đáp: - Ngũ đế Tam hoàng là vật gì? Bảo Sát lại hỏi: - Chỉ như “Hoa sum sê chừ gấm sum sê, tre đất nam chừ cây đất bắc”, lại là sao? Ngài đáp: - Làm mù mắt ngươi. Bảo Sát bèn thôi. Suốt mấy hôm trời đất u ám, chim vượn kêu hót rất bi thảm. Đến ngày mùng 1 tháng 11, đêm nay trời trong sao sáng, Ngài hỏi Bảo Sát: - Hiện giờ là giờ gì? Bảo Sát bạch: - Giờ Tý. Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói: - Đến giờ ta đi. Bảo Sát hỏi: - Tôn đức đi đến chỗ nào? Ngài nói kệ đáp: Tất cả pháp chẳng sanh (Nhất thiết pháp bất sanh Nào có đến đi ấy vậy. Bảo Sát hỏi: - Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt là thế nào? Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói: - Chớ nói mớ. Nói xong, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, vào niên hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ năm mươi mốt tuổi. Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu-đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật. Ngài còn lưu lại những tác phẩm: 1) Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục 2) Đại Hương Hải Ấn thi tập 3) Tăng-già Toái Sự 4) Thạch Thất Mị Ngữ do Pháp Loa soạn lại lời của Ngài. * Phụ trích vài bài thơ của Điều Ngự Giác Hoàng: 1. ĐĂNG BẢO ĐÀI SƠN Địa tịch đài du cổ Dịch: LÊN NÚI BẢO ĐÀI Đất vắng đài thêm cổ (Ngô Tất Tố) 2. XUÂN VÃN Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Dịch: CUỐI XUÂN Thuở bé chưa từng rõ sắc không
I Thùy phược cánh tương cầu giải thoát II Thị phi niệm trục triêu hoa lạc Dịch: PHÒNG NÚI KHỞI HỨNG I Ai trói lại mong cầu giải thoát II Phải quấy niệm rơi hoa buổi sớm
Huân tận thiên đầu mãn tọa hương Dịch: ĐỀ NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH Ngàn hương thắp hết ngát đầy tòa * Chẳng những Trúc Lâm Đầu-đà làm thơ chữ Hán mà còn làm phú, ca chữ nôm nữa. Như Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca... Ở đây chúng ta trích vài hội trong bài Cư Trần Lạc Đạo để thấy rõ tinh thần của Ngài. CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ - Hội thứ nhất - Mình ngồi thành thị. - Hội thứ hai - Biết vậy! Đến sau hội thứ mười, kết thúc bằng bài kệ chữ Hán. Kệ rằng: Ở trần vui đạo hãy tùy duyên, Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Mục Lục
|
Thiền Sư Việt Nam
|
Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thanh Biện (? - 686) (Đời thứ 4, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)
Thiền sư Cảm Thành (? - 860) (Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thiện Hội (? - 900) (Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)
Trưởng lão La Quí (852 - 936) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vân Phong (? - 956) (Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sư Khuông Việt (933 - 1011) (Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Ma-ha (Ma-ha Ma-da) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)
Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1115 ) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Trì Bát (1049 - 1117) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịch (? - 1140) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Minh Không (1076 - 1141) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Khánh Hỷ (1066 - 1142) (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Dung (? - 1174) (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Không Lộ (? - 1119) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bảo Giám (? - 1173) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịnh (1100 - 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Chân Không (1045 - 1100) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Ni sư Diệu Nhân (1041 - 1113) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Viên Học (1073 - 1136) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151) (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Giác Hải (Khoảng thế kỷ 11-12) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Không (? - 1170) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đại Xả (1120 - 1180) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tín Học (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trường Nguyên (1110 - 1165) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Nguyện Học (? - 1174) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Minh Trí (? - 1196) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Giới (? - 1207) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190) (Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thường Chiếu (? - 1203) (Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thần Nghi (? - 1216) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sĩ Thông Thiền (? - 1228) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
Sơ Tổ Phái Trúc Lâm TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308)
Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) (Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
Thiền sư Tông Diễn hiệu Chân Dung (1640 - 1711) (Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)
Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)
Hòa thượng Chuyết Công (1590 - 1644) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Hành (1596 - 1659) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Chân Nguyên pháp danh Tuệ Đăng (1647 - 1726) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Hiện hiệu Nguyệt Quang (? - 1765) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tĩnh (1692 - 1773) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tuyền (1674 - 1744) (Đời pháp thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Quýnh hiệu Từ Phong (1728 - 1811) (Đời pháp thứ 40, tông Lâm Tế)
Đại sư Kim Liên Tịch Truyền (1745 - 1816) (Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)
Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan (1741 - 1830) (Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)
Thiền sư Liễu Quán (? - 1743) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri (? - 1786) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (? - 1776) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 - 1821) với chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (? - 1823) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng (1735 - 1835) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758 - 1827) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh (1788 - 1875) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh (1828 - 1898) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân hiệu Diệu Nghĩa (1850 - 1914) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864 - 1938) (Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1862) (Đời thứ 40, tông Lâm Tế)