Thiền Sư Việt Nam
Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
Sư sanh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, con nhà họ Đặng. Vừa lớn lên, Sư theo học Nho giáo, đến mười tám tuổi thi đậu Cống cử tứ trường. Đến năm hai mươi tuổi, Sư chán cảnh đời bọt bèo dâu bể, thích đi tu theo các Thiền sư. Sư bỏ nghiệp Nho, tìm đến chùa xã Hỗ Đội, huyện Thụy Anh xin xuất gia học đạo. Ở đây sáu năm học các kinh sách, Sư chưa thỏa mãn, xin phép thầy đi du phương tham vấn. Đi tham vấn hết các bậc Tôn túc trong nước, mà tâm chưa sáng đạo. Lần lượt đã hai mươi tám tuổi đầu, Sư quyết chí sang Trung Quốc tầm học. Tháng 3 năm Giáp Thìn (1664) niên hiệu Cảnh Trị triều Lê, Sư cùng hai đệ tử lên đường sang Trung Quốc. Trên đường đi rất vất vả nhọc nhằn, vừa tới tỉnh Cao Bằng thì một người đệ tử mắc bệnh nặng, thuốc thang không khỏi phải chết. Sư chôn cất bên vệ đường và dặn rằng: “Nay ngươi sức mỏi không thể theo ta được, thôi tạm nghỉ nơi đây, khi ta ngộ đạo trở về sẽ tế độ cho ngươi.” Từ đây chỉ còn hai thầy trò vai mang bình bát chẳng quản ngại đường sá xa xôi, hăm hở tiến tới với tấm lòng vui với đạo. Một hôm trên đường trèo đèo lội suối, Sư cảm hứng ngâm: Non nước với ta có nhân duyên Trải mấy tinh sương đến năm Ất Tỵ (1665) mới đến đất Châu Hỗ cũ, hết bao tháng ngày lặn lội đến thăm các tùng lâm danh tiếng mà túc duyên chẳng hợp. Sư đang băn khoăn trong lòng, không biết phải tìm đến đâu? Một hôm Sư lên núi nằm nghỉ trên tảng đá lớn, bỗng mộng thấy một cụ già khí sắc trang nghiêm, tinh thần thanh sảng, đi đến trước ngâm rằng: Điểu hoàng phong hạ lưỡng miên man Tỉnh dậy, Sư đem việc này bàn với người cùng đi rằng: Ở trong câu phá trên chữ Phong có chữ Điểu chữ Hoàng, tức là Phượng Hoàng; câu giữa có chữ Ly chữ Khảm, Ly là hỏa thuộc về Nam, Khảm là thủy thuộc về Bắc, tức là Nam Bắc. Câu kết có chữ Đãng Nhai, chữ Nhai hai chữ Thổ chồng lên nhau, thêm chữ Thạch ở giữa Đãng, tức là núi cao. Đây đúng là thần nhân báo cho ta biết ta có duyên với núi Phụng Hoàng cao, muốn nghe tiếng pháp vô thượng phải lên núi ấy đảnh lễ bậc Tôn túc. Đoán xong, Sư cùng đồ đệ lại mang hành lý đi tìm các nơi hỏi thăm núi Phụng Hoàng, quanh quẩn mất hơn một tháng mới tới núi Phụng Hoàng. Ở đây chùa điện nguy nga, núi cao chót vót, tưởng chừng như núi Linh Thứu khi xưa hiển hiện nơi đây. Đến đây lòng Sư nửa mừng nửa sợ, mừng là được thiện thần giúp, sợ là vì ngôn ngữ bất đồng khó khăn cho việc thưa hỏi. Đến cổng tam quan, Sư liền viết họ tên và chỗ ở trình lên cho vị Tăng gác cổng xin yết kiến Hòa thượng Tôn sư. Vị Tăng này bảo: “Bắc Nam hai ngả, nói năng không hợp, tuy là đạo vẫn đồng đường, song lẽ đâu mới đến lại được xông xáo như thế.” Bấy giờ, Sư xin ở nhờ ngoài cổng tam quan, ban ngày học tiếng Hoa, ban đêm tọa thiền. Qua ba tháng, Sư nói được tiếng Trung Quốc. Đến ngày mùng một đầu tháng, Sư xin được yết kiến ngài Thượng Đức. Vị Tăng ấy bảo: “Đạo ở phương Nam hơi giống phương Bắc, vậy muốn yết kiến hãy viết biểu đưa tôi vào bạch trước, xem có được không.” Sư nghe qua liền viết tờ biểu: “... Con trước đã theo thầy thụ nghiệp ở nước nhà, song chưa rõ tông chỉ tinh vi uyên áo, cho nên không ngại trèo đèo lội suối trải qua ngàn dặm xa xôi, chỉ mong gặp được nhân duyên ngộ đạo, cúi mong Phương trượng Đại hòa thượng thuyền từ rộng chở mọi người xa gần đều qua khỏi sông mê...” Sư trao tờ biểu dâng lên Hòa thượng. Hòa thượng xem qua, cảm lời khẩn khoản và thấu rõ nguyên nhân, tuy chưa thấy mặt mà đã rõ tình ý trong lời, bèn bảo vị Tăng giữ cửa dẫn Sư vào. Sư theo vị Tăng dẫn đến tăng phòng, thấy Hòa thượng ngồi kiết-già giữa nhà rất đoan nghiêm, Tăng chúng đứng hầu hai bên rất chỉnh túc. Sư đảnh lễ Hòa thượng rồi, quì thẳng chắp tay trước Hòa thượng. Hòa thượng cất tiếng hỏi: - Trước khi cha mẹ chưa sanh, trong ấy cái gì là Bản lai diện mục của ngươi? Sư thưa: - Mặt trời sáng giữa hư không. Hòa thượng nói: - Ba mươi gậy, một gậy không tha. Sư lại lễ rồi cuốn chiếu. Hòa thượng bảo: - Cho ngươi nhập chúng, tùy theo chúng tham vấn. Sư từ đây ngày thì làm việc tùng lâm, đêm thì nghiên cứu kinh luật, chuyên cần không hề lười trễ. Được một năm, Sư muốn cầu thọ giới Tỳ-kheo liền lên phương trượng đảnh lễ Hòa thượng, quì thưa: “Trong cửa Phật có ba môn học, lấy giới làm đầu, cúi xin Hòa thượng cho con được thọ giới Cụ túc.” Hòa thượng dạy: “Muốn thọ giới Cụ túc phải sắm đủ bảy vật (ca-sa, bình bát...), đến tháng tư mới đăng đàn truyền giới.” Đến ngày mùng 8 tháng 4, Hòa thượng thiết lập đàn tràng có đủ tam sư thất chứng, bạch tứ yết-ma, truyền giới cho Sư. Lúc bấy giờ, Sư được ba mươi tuổi. Lật bật đã hết sáu năm, một hôm Hòa thượng gọi Sư vào phương trượng hỏi: - Đã thấy tánh chưa? Sư ra lễ bái, trình kệ: Sáng tròn thường ở giữa hư không (Viên minh thường tại thái hư trung, Hòa thượng đưa tay điểm trên đầu Sư cho hiệu là Thông Giác Đạo Nam thiền sư và bài kệ: Tịnh trí thông tông để về Việt Nam truyền tông Tào Động. Hòa thượng lại dạy: - Ngươi về nên tinh tấn làm Phật sự, giảng nói đề cao chánh pháp, không nên chần chờ để tâm theo với vọng trần, trái lời Phật, Tổ dặn dò; ngươi thành tâm đi muôn dặm đến đây nay ta cho một bài kệ để gắng tiến: Rừng quế gương đưa đèn nối sáng (Quế nham suy phức tục truyền đăng Trong lúc Sư giao tiếp từ tạ về nước, các thân bằng thiện hữu hoặc làm thơ kỷ niệm chia tay, hoặc tiệc trà làm lễ tiễn biệt, đãi đằng đến ba ngày mới xong. Thầy trò Sư mới cất bước lên đường về cố quốc. Trên đường về, Sư cảm hứng ngâm rằng: Sang Bắc trình rồi lại về Nam (Bắc lai trình dĩ hựu Nam lai Hai thầy trò đi mất năm tháng mới về tới tỉnh Cao Bằng, đi vào đường cũ ghé lại mộ người đệ tử đã mất lúc trước. Thầy trò tạm dựng lều cỏ, thiết lập bàn Phật tụng kinh siêu độ, được ba ngày thì bỗng nhiên trên mộ mọc một hoa sen. Bấy giờ nhân dân thấy điều lạ đua nhau đến xem khác nào thắng hội. Nhiều người phát tâm thỉnh Sư cúng dường trai phạn, hoặc cầu xin qui y thọ giới. Trải qua một tháng mới về đến Côn Sơn, Sư thấy cảnh non xanh nước biếc rất thích, liền lên chùa lễ Phật xong, ngồi trên tòa ngâm: Nước biếc non xanh khác hẳn phàm (Sơn thủy thanh hề, cảnh thắng hề Sư đi khắp các danh thắng, nào ở chùa Vọng Lão núi Yên Tử, nào ở Quỳnh Lâm để tìm người khế hợp. Sau tới Đông Sơn ở huyện Đông Triều, trên Thượng Long đã có vị Cao tăng trụ trì rồi, Sư bèn dừng trụ ở Hạ Long để khuông đồ lãnh chúng. Có khi Sư lên ngọn núi đàm đạo với vị Cao tăng thật là tương ứng. Sư ở đây không bao lâu dân chúng đến nghe pháp và qui y rất đông. Kể cả những vị thân hào nhân sĩ, Tăng chúng đua nhau tấp nập kéo đến tham vấn. Một hôm Sư ngồi tựa ghế thấy con chim xanh bay đến, liền giác biết tự ngâm: Hoa xuân nở hết lại sương thu (Xuân hoa khai liễu phục thu sương Sau đó, Sư lên Thượng Long nói với thiện hữu rằng: “Nay tuổi của tôi đã già, năm tháng dài lâu, nay là thời thanh bình an ổn, tôi muốn cùng Thầy lên núi nhập Niết-bàn.” Thiện hữu nói: “Đạo quả của huynh nay đã chín muồi xin hãy về nghỉ ngơi trước, tôi còn ở lại cõi đời để độ những kẻ có duyên, đến khi đạo quả viên thành, tôi sẽ cùng theo huynh chẳng muộn.” Chiều hôm ấy, Sư trở về chùa, cho gọi Tông Diễn đến, nói kệ: Nước cốt tuôn ra rửa bụi trần (Thủy xuất đoan do tẩy thế trần và tiếp bài kệ truyền pháp: Núi dệt gấm, nước vẽ hình (Sơn chức cẩm thủy họa đồ Sư bảo bốn chúng rằng: - Nay ta lên chơi trên núi Nhẫm Dương nếu bảy ngày không trở về, các ngươi tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy. Tứ chúng bùi ngùi mà không dám theo. Đợi đúng bảy ngày không thấy Sư trở về, tứ chúng cùng nhau kéo lên núi Nhẫm Dương nghe gió thổi mùi hương ngào ngạt, mọi người tìm đến một cái hang thấy Sư ngồi kiết-già trên tảng đá trong hang. Thân thể Sư mềm mại, xông ra mùi thơm giống hương trầm bạch đàn. Bấy giờ là ngày 6 tháng 3 năm Giáp Thìn, niên hiệu Chính Hòa thứ hai mươi, đời vua Lê Hy Tông (1704), Sư thọ sáu mươi tám tuổi. Tứ chúng thỉnh nhục thân Sư về hỏa táng chia linh cốt thờ hai nơi, một ở chùa Hạ Long, một ở hang núi Nhẫm. Mục Lục
|
Thiền Sư Việt Nam
|
Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thanh Biện (? - 686) (Đời thứ 4, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)
Thiền sư Cảm Thành (? - 860) (Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thiện Hội (? - 900) (Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)
Trưởng lão La Quí (852 - 936) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vân Phong (? - 956) (Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sư Khuông Việt (933 - 1011) (Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Ma-ha (Ma-ha Ma-da) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)
Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1115 ) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Trì Bát (1049 - 1117) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịch (? - 1140) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Minh Không (1076 - 1141) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Khánh Hỷ (1066 - 1142) (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Dung (? - 1174) (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Không Lộ (? - 1119) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bảo Giám (? - 1173) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịnh (1100 - 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Chân Không (1045 - 1100) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Ni sư Diệu Nhân (1041 - 1113) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Viên Học (1073 - 1136) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151) (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Giác Hải (Khoảng thế kỷ 11-12) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Không (? - 1170) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đại Xả (1120 - 1180) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tín Học (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trường Nguyên (1110 - 1165) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Nguyện Học (? - 1174) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Minh Trí (? - 1196) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Giới (? - 1207) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190) (Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thường Chiếu (? - 1203) (Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thần Nghi (? - 1216) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sĩ Thông Thiền (? - 1228) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) (Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
Thiền sư Tông Diễn hiệu Chân Dung (1640 - 1711) (Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)
Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)
Hòa thượng Chuyết Công (1590 - 1644) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Hành (1596 - 1659) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Chân Nguyên pháp danh Tuệ Đăng (1647 - 1726) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Hiện hiệu Nguyệt Quang (? - 1765) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tĩnh (1692 - 1773) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tuyền (1674 - 1744) (Đời pháp thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Quýnh hiệu Từ Phong (1728 - 1811) (Đời pháp thứ 40, tông Lâm Tế)
Đại sư Kim Liên Tịch Truyền (1745 - 1816) (Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)
Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan (1741 - 1830) (Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)
Thiền sư Liễu Quán (? - 1743) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri (? - 1786) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (? - 1776) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 - 1821) với chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (? - 1823) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng (1735 - 1835) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758 - 1827) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh (1788 - 1875) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh (1828 - 1898) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân hiệu Diệu Nghĩa (1850 - 1914) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864 - 1938) (Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1862) (Đời thứ 40, tông Lâm Tế)