Thiền Sư Việt Nam
Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Thiện Hiếu húy Đạo Trung, thường được tôn gọi là Tổ Đỉa, thuộc phái thiền Lâm Tế ở Đàng trong thế hệ thứ 38. Hiện chưa biết rõ tên tục, quê quán và hành trạng, chỉ biết rõ Tổ Đỉa là vị khai sơn chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen (Tây Ninh) và chùa Long Hưng (thường được gọi là chùa Tổ) ở tỉnh Sông Bé. Theo truyền thuyết, Thiền sư Thiện Hiếu từ chùa Bà Tang (?) đi qua chùa núi Bà Đen (Tây Ninh), thường ghé nghỉ tạm dưới một gốc cây trâm ở ven “Bưng Đỉa”, thuộc Cầu Định (tỉnh Thủ Dầu Một ngày xưa). Gọi là Bưng Đỉa vì vùng bưng này đất phì nhiêu nhưng có rất nhiều đỉa. Nông dân ở Bưng Đỉa nghèo nàn vì thiếu ruộng trồng lúa trong khi bưng lại bỏ hoang vì đỉa. Dù nghèo nhưng nông dân ở đây thấy Sư thường nghỉ đêm ở gốc cây trâm ven bìa Bưng Đỉa nên phát tâm dựng cho Sư một am tranh để nghỉ ngơi trên đường vân du hoằng hóa. Trong lúc đó, Sư thấy dân ở địa phương có được một vùng đất bưng phì nhiêu và rộng lớn nhưng lại phải bỏ hoang vì nạn đỉa nhiều. Một hôm, Sư ra giữa Bưng Đỉa ngồi thiền để cầu nguyện cho các con đỉa ở đó được vãng sanh, cho bưng bớt đỉa hầu giúp dân chúng có thể làm ruộng trồng lúa được. Khi Sư ngồi thiền, đỉa bu quanh và bò lên mình Sư rất nhiều, nhưng Sư vẫn an nhiên tiếp tục ngồi như không. Trong các con đỉa bám vào mình Sư, có một con đỉa trắng rất to (có lẽ là đỉa chúa) bò lên nằm ngay trên đỉnh đầu của Sư. Sư vẫn tiếp tục ngồi thiền, con đỉa trắng to từ đỉnh đầu Sư rơi xuống nước và chết, một số đỉa nhỏ khác quanh đó cũng tự nhiên chết. Sau đó, vùng Bưng Đỉa, số đỉa giảm dần và người dân địa phương bắt đầu xuống bưng làm ruộng được và dần dần vùng Bưng Đỉa bị bỏ hoang trở thành một vùng ruộng lúa phì nhiêu, người dân địa phương trồng trọt được, làm ăn phát đạt và sung túc hơn. Từ đó dân địa phương tôn gọi Sư là “Tổ Đỉa”(1). Năm Giáp Dần (1794) dân địa phương bỏ am tranh của Tổ Đỉa, lập thành một ngôi chùa lớn, được Tổ đặt tên là Long Hưng, nhưng dân địa phương ít gọi tên chùa Long Hưng mà thường gọi là chùa Tổ. Theo lời truyền Tổ Đỉa lập tất cả bảy ngôi chùa (hiện chúng ta chỉ biết hai chùa: Linh Sơn và Long Hưng). Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mùi(2) vào giờ Mùi, Tổ Đỉa viên tịch tại chùa Long Hưng. Đồ chúng lập tháp thờ trong khuôn viên chùa. SƠ ĐỒ TRUYỀN THỪA CỦA THIỀN SƯ THIỆN HIẾU (1) Lúc còn đương thời, dân địa phương vì tôn quí Sư nên gọi Sư là Tổ, Sư không cho và dạy khi nào Sư tịch đem thiêu nếu còn để lại một cánh tay thì hãy gọi Sư là Tổ. Quả nhiên khi Sư tịch đem thiêu còn lại một cánh tay, chứng tỏ Sư là người đã đắc đạo. (2) Năm Kỷ Mùi có thể là năm 1859 hay 1799. Mục Lục
|
Thiền Sư Việt Nam
|
Thiền sư Pháp Hiền (? - 626) (Đời thứ 1, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thanh Biện (? - 686) (Đời thứ 4, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vô Ngôn Thông (? - 826) (Tổ khai sáng dòng Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam)
Thiền sư Cảm Thành (? - 860) (Đời thứ 1, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thiện Hội (? - 900) (Đời thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông)
Trưởng lão La Quí (852 - 936) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Thuận (914 - 990) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vân Phong (? - 956) (Đời thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sư Khuông Việt (933 - 1011) (Đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Ma-ha (Ma-ha Ma-da) (Đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Trưởng lão Định Hương (? - 1051 ) (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)
Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1115 ) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thuần Chân (? - 1101) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Trì Bát (1049 - 1117) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Huệ Sinh (? - 1063) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Quốc sư Thông Biện (? - 1134) (Đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịch (? - 1140) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163) (Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Minh Không (1076 - 1141) (Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Khánh Hỷ (1066 - 1142) (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Pháp Dung (? - 1174) (Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Không Lộ (? - 1119) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bảo Giám (? - 1173) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Bổn Tịnh (1100 - 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Chân Không (1045 - 1100) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Đạo Lâm (? - 1203) (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Ni sư Diệu Nhân (1041 - 1113) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Viên Học (1073 - 1136) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) (Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Quốc sư Viên Thông (1080 - 1151) (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Giác Hải (Khoảng thế kỷ 11-12) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Không (? - 1170) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Đại Xả (1120 - 1180) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tín Học (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trường Nguyên (1110 - 1165) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Lực (1112 - 1175) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Trí Bảo (? - 1190) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Nguyện Học (? - 1174) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Minh Trí (? - 1196) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Tịnh Giới (? - 1207) (Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190) (Đời thứ 11, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Thường Chiếu (? - 1203) (Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Thần Nghi (? - 1216) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Đại sĩ Thông Thiền (? - 1228) (Đời thứ 13, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) (Tổ thứ ba phái Trúc Lâm)
Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1637 - 1704) (Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)
Thiền sư Tông Diễn hiệu Chân Dung (1640 - 1711) (Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)
Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh (Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)
Hòa thượng Chuyết Công (1590 - 1644) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Hành (1596 - 1659) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Chân Nguyên pháp danh Tuệ Đăng (1647 - 1726) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Hiện hiệu Nguyệt Quang (? - 1765) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Trừng Lân Giác (1696 - 1733) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tĩnh (1692 - 1773) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tính Tuyền (1674 - 1744) (Đời pháp thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Quýnh hiệu Từ Phong (1728 - 1811) (Đời pháp thứ 40, tông Lâm Tế)
Đại sư Kim Liên Tịch Truyền (1745 - 1816) (Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)
Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan (1741 - 1830) (Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)
Thiền sư Liễu Quán (? - 1743) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri (? - 1786) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (? - 1776) (Đời pháp thứ 34, tông Lâm Tế)
Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725 - 1821) với chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (? - 1823) (Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng (1735 - 1835) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758 - 1827) (Đời pháp thứ 36, tông Lâm Tế)
Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh (1788 - 1875) (Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh (1828 - 1898) (Đời pháp thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân hiệu Diệu Nghĩa (1850 - 1914) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (Đời thứ 38, tông Lâm Tế)
Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864 - 1938) (Đời thứ 39, tông Lâm Tế)
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1862) (Đời thứ 40, tông Lâm Tế)