Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999)
Phần 3: Lục Diệu Pháp Môn - Tướng Chứng Của Lục Diệu Môn
Chín thứ diệu môn trước đều là tướng tu nhân, nghĩa gồm chứng quả, nhưng nói không đầy đủ. Phần này sẽ phân biệt lại tướng chứng của Lục diệu môn. Lục diệu môn chứng có bốn thứ:
Như phần “Qua riêng đối các thiền” thứ nhất trước đã nói và trong phần “Lục diệu môn thứ lớp cùng sanh” đã lược nói thứ lớp chứng tướng, xét kỹ tự biết, ở đây không nói riêng.
Đây là y cứ phần thứ ba “Tùy tiện nghi”, phần thứ tư “Đối trị”, phần thứ năm “Nhiếp nhau”, phần thứ sáu “Quán chung”, trong bốn thứ Diệu môn luận chứng tướng. Vì sao? Bốn thứ Diệu môn này phương tiện tu hành không nhất định thứ lớp, nên chứng cũng lẫn nhau không định. Như hành giả khi Sổ tức phát lộ mười sáu thứ xúc v.v… các món thầm chứng, chìm lặn không nhớ những pháp cấu nhiễm v.v… Thiền này thể là tướng chứng của Sổ tức mà đây không nhất định. Hoặc có hành giả ở trong pháp Sổ tức thấy khắp thân các lỗ chân lông thưa rỗng, thấy rõ ba mươi sáu vật trong thân; ấy là trong Sổ tức mà chứng Tùy môn. Có hành giả trong khi Sổ tức chứng được định Không, Tịnh, do biết thân tâm lặng lẽ không có duyên niệm, khi nhập định này tuy cạn, sâu có khác, mà đều là tướng không tịch; đó là trong Sổ tức chứng Chỉ môn Thiền định. Có hành giả chính khi Sổ tức thấy trong, ngoài đều bất tịnh, tử thi sình trương, rục rã và xương trắng v.v… định tâm an ổn; đó là trong Sổ tức chứng được Quán môn Thiền định. Có hành giả khi Sổ tức phát trí tuệ, Không, Vô tướng, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Tứ đế, Mười hai nhân duyên v.v… xảo tuệ phương tiện, tâm suy xét phát khởi, phá dẹp các pháp, phản bản hoàn nguyên; đây là trong Sổ tức chứng Hoàn môn Thiền. Hành giả khi Sổ tức thân tâm vắng lặng không thấy các pháp, vọng cấu không sanh, phân biệt không khởi, tâm tưởng yên lặng, biết rõ pháp tướng không chỗ nương tựa; ấy là trong Sổ tức chứng Tịnh môn Thiền. Đã nói lược trong Sổ tức lẫn phát tướng Lục môn thiền, hoặc có trước sau không nhất định, không hẳn như ở đây nói. Các pháp Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh mỗi mỗi lẫn chứng Thiền tướng cũng như thế. Sở dĩ có lẫn chứng các Thiền là do hai ý: 1- Vì khi tu các Thiền lẫn nhau tu, nên khi phát cũng tùy lẫn nhau, ý như bốn thứ tướng tu Lục diệu môn trước. 2- Do thiện căn nghiệp duyên đời trước phát hiện, thế nên lẫn phát không nhất định. Nghĩa như trong “Tọa Thiền nội phương tiện nghiệm thiện ác căn tánh” có nói rộng.
Đây chính y “Lục diệu môn triển chuyển” thứ bảy tu mà phát hiện. Nói chứng tướng có hai thứ:
Triển chuyển có hai thứ:
Tổng tướng lại có hai:
Biệt tướng cũng có hai:
Ở trong một pháp tổng tướng triển chuyển lý giải tất cả pháp. Biệt tướng cũng như vậy.
Lục diệu môn chứng triển chuyển tức là được Triền đà-la-ni, gọi là vô ngại biện tài, xảo tuệ phương tiện ngăn các ác không cho sanh khởi, gìn giữ các công đức không cho rơi mất. Trụ pháp môn này quyết định không bao lâu sẽ vào vị Bồ-tát, thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Hành giả nhân pháp “Quán tâm” thứ tám, “Viên quán” thứ chín, dùng hai pháp Lục diệu môn làm phương tiện, khi quán thành tựu liền phát hiện viên chứng. Chứng có hai thứ:
Chứng tướng có hai thứ:
Thế nào là Lục diệu môn tương tợ viên chứng? Như trong kinh Pháp Hoa nói trong nhãn căn thanh tịnh hay một thời đếm hết số lượng phàm, Thánh, sắc, tâm v.v… khắp cả mười phương, cho nên gọi là Sổ môn. Tất cả sắc pháp tùy thuận nhãn căn, nhãn căn không trái với sắc pháp, cùng tùy thuận nhau, gọi là Tùy môn. Khi thấy như thế, nhãn căn và thức vắng lặng không động gọi là Chỉ môn. Không dùng nhị tướng (tổng tướng, biệt tướng) thấy các cõi Phật thông đạt vô ngại, khôn khéo phân biệt chiếu rõ pháp tánh, gọi là Quán môn. Quay về cảnh giới nhãn căn thông đạt cảnh giới các căn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thảy đều minh liễu không ngại vì không có tướng một, khác, gọi là Hoàn môn. Tuy rõ ràng thông đạt thấy những việc như thế mà không khởi vọng tưởng phân biệt, biết bản tánh thường tịnh, không pháp có thể nhiễm ô, không trụ, không trước, không khởi yêu mến pháp, gọi là Tịnh môn. Đây là lược nói tướng chứng tương tợ của Lục diệu môn trong nhãn căn thanh tịnh, ngoài ra năm căn khác cũng như thế, như trong kinh Pháp Hoa có nói rộng. Thế nào là Lục diệu môn chân thật viên chứng? Có hai thứ: 1/ Biệt đối. 2/ Thông đối.
Có Bồ-tát nhập Sơ môn cũng gọi là sơ phát tâm trụ, được tuệ chân vô sanh pháp nhẫn. Khi ấy hay ở trong một tâm niệm đếm hết các tâm hạnh của chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, Duyên giác và vô lượng pháp môn khắp thế giới như số vi trần không thể kể nói, gọi là Sổ môn. Hay ở trong một tâm niệm tùy thuận những sự nghiệp khắp pháp giới, gọi là Tùy môn. Hay ở trong một tâm niệm nhập trăm, ngàn tam-muội và tất cả tam-muội, hư vọng và tập nhiễm đều dứt sạch, gọi là Chỉ môn. Hay ở trong một tâm niệm biết rõ tất cả pháp tướng, đầy đủ các thứ trí tuệ quán chiếu, gọi là Quán môn. Hay ở trong một tâm niệm thông đạt các pháp rõ ràng rành mạch, thần thông chuyển biến hàng phục chúng sanh, phản bản hoàn nguyên, gọi là Hoàn môn. Hay ở trong một tâm niệm thành tựu sự nghiệp như trên đã nói mà tâm không nhiễm trước, không bị các pháp làm nhiễm ô, cũng hay làm thành tựu cõi Phật, khiến chúng sanh nhập Tam thừa Tịnh đạo, gọi là Tịnh môn. Sơ tâm Bồ-tát vào pháp môn này như trong kinh nói: “Cũng gọi là Phật, đã được Bát-nhã chánh tuệ, nghe Như Lai tạng, hiển chân Pháp thân, đủ Thủ lăng nghiêm, thấy rõ Phật tánh, trụ đại Niết-bàn, nhập Pháp Hoa tam-muội bất tư nghì nhất thật cảnh giới.” Như trong kinh Hoa Nghiêm có nói rộng, đó là Sơ trụ chứng bất khả tư nghì Lục diệu môn.
Các bậc Cửu trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác đều gọi là Trung chứng bất khả tư nghì Lục diệu môn.
Hậu tâm Bồ-tát nhập cứu kính môn được tuệ nhất niệm tương ưng Diệu giác hiện tiền, chiếu cùng tột pháp giới, nói sáu thứ pháp môn cứu kính thông đạt, công dụng khắp đủ không có chỗ khuyết giảm, tức là cứu kính viên mãn Lục diệu môn vậy. Phân biệt tướng chứng của các pháp Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh ý không khác trước, chỉ có khác ở chỗ viên cực. Cho nên kinh Anh Lạc chép: “Bậc Tam Hiền Thập Thánh cùng đi con đường nhẫn, chỉ có Phật là một người đến cùng tột.” Kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ có Phật với Phật mới hay cùng tột thật tướng của các pháp.” Đó là căn cứ sự tu hành dạy đạo mà nói như thế, nếu lấy lý mà luận thì pháp giới viên thông, pháp môn của chư Phật, Bồ-tát chứng trước sau không hai. Cho nên kinh Đại Phẩm nói: “Ban đầu chữ A (sơ phát tâm), sau chữ Trà (cứu kính tâm) ý vẫn không khác.” Kinh Niết-bàn nói: “Sơ tâm và cứu kính tâm không khác, như thế hai tâm, tâm trước là khó.” Kinh Hoa Nghiêm nói: “Từ Sơ địa đã đầy đủ tất cả công đức của các địa.” Kinh Pháp Hoa nói: “Như thế gốc, ngọn rốt ráo là đồng.” Mục Lục
|
Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999)
|
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán: Nguyên Do Pháp Chỉ Quán
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Tiểu Sử Tác Giả
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Duyên Khởi
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Cụ Duyên
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Trách Dục
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Xả Cái
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Điều Hòa
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Hành Phương Tiện
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Chánh Tu
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Tướng Thiện Căn Khai Phát
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Hiểu Biết Ma Sự
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Trị Bệnh
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Chứng Quả
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Đa Dục
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Nóng Giận
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Ngu Si
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Lo Nghĩ
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Đẳng Phần
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tướng Tu Chứng - Tứ Vô Lượng Tâm
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tướng Tu Chứng - Tứ Quả Thanh Văn
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tướng Tu Chứng - Quả Bích Chi Phật
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán Bất Tịnh Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán Từ Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán Nhân Duyên Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán A-NA-BAN-NA
Phần 3: Lục Diệu Pháp Môn - Lục Diệu Môn Qua Riêng Đối Các Thiền
Phần 3: Lục Diệu Pháp Môn - Tướng Chứng Của Lục Diệu Môn