Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999)
Phần 3: Lục Diệu Pháp Môn - Lục Diệu Môn Triển Chuyển
Từ trước đến đây đã nói Lục diệu môn đồng chung thực hành, Bồ-tát cùng với phàm phu, Nhị thừa chung. Phần Lục diệu môn triển chuyển này chỉ riêng Bồ-tát thực hành, không chung với Thanh văn, Duyên giác, huống nữa là phàm phu. Vì sao? Vì phần thứ sáu “Lục diệu môn chung và riêng” trước trong phần pháp quán, là quán từ Giả nhập Không được tuệ nhãn, nhất thiết trí. Tuệ nhãn, nhất thiết trí là pháp chung của Nhị thừa, Bồ-tát. Phần này là quán từ Không ra Giả triển chuyển Lục diệu môn được pháp nhãn, đạo chủng trí. Pháp nhãn, đạo chủng trí không cùng với Thanh văn, Bích-chi Phật chung. Thế nào là Bồ-tát Sổ tức trung đạo, quán từ Không ra Giả lần lượt khởi xuất tất cả các hạnh công đức? Hành giả Bồ-tát chính khi Sổ tức phát đại thệ nguyện, thương xót chúng sanh, tuy biết chúng sanh cứu kính là không, mà muốn làm thành tựu cho chúng sanh, làm thanh tịnh cõi Phật cùng tột vị lai. Khởi nguyện ấy rồi, phải biết rõ hơi thở không sanh không diệt, tánh của nó là không tịch. Chính hơi thở là không, không phải hơi diệt mới không, hơi thở tánh tự không; hơi thở tức là không, không tức là hơi thở, lìa hơi thở không có không, tất cả pháp cũng như thế. Vì hơi thở là không, chẳng phải chân chẳng phải giả, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, tìm hơi thở cùng phi hơi thở không thể được, mà thành tựu niệm hơi thở. Thành tựu niệm hơi thở ấy, như mộng như huyễn, như vang, như hóa, tuy sự thật không có mà cũng phân biệt làm việc huyễn hóa. Bồ-tát rõ hơi thở như thế, tuy hơi thở không thật có tự tánh mà thành tựu niệm hơi thở từ một đến mười rành rõ phân minh, thâm tâm phân biệt tướng hơi thở như huyễn. Bởi có hơi thở không tánh như huyễn nên có pháp thế gian, xuất thế gian không tánh. Vì sao? Vì vô minh điên đảo không biết tánh hơi thở là không, nên vọng chấp có hơi thở liền khởi chấp trước ngã, pháp, ái kiến, các hạnh, nên gọi là thế gian. Bởi có hơi thở nên có ấm, giới, nhập v.v… quả khổ, lạc ở thế gian. Do đó, hơi thở tuy không mà hay thành tựu tất cả nhân quả thiện ác ở thế gian và các việc sanh tử trong hai mươi lăm cõi. Trong tướng hơi thở không ấy, tuy không có tướng xuất thế gian mà khéo nhân hơi thở phân biệt pháp xuất thế gian. Vì sao? Do không biết tướng hơi thở không, nên mờ mịt không rõ biết, tạo nghiệp thế gian. Vì biết tướng hơi thở là không, nên không có vô minh vọng chấp, tất cả thứ kiết phược phiền não không từ đâu mà sanh, gọi là nhân xuất thế gian. Vì nhân thế gian diệt nên lìa quả hai mươi lăm cõi v.v… ở đời sau, gọi là quả xuất thế gian. Vì khéo vượt nhân quả điên đảo thế gian nên gọi là pháp xuất thế gian. Ở trong pháp xuất thế gian chân chánh này cũng có nhân quả. Biết hơi thở là không, được chánh trí tuệ là nhân xuất thế gian. Vọng chấp hơi thở có nhân, ngã vô minh điên đảo và khổ quả đều diệt, gọi là quả xuất thế gian. Cho nên Bồ-tát quán hơi thở không phải hơi thở, tuy không được pháp thế gian và xuất thế gian mà hay thành tựu pháp thế gian và xuất thế gian. Bồ-tát khi quán hơi thở tánh không, tuy không được Tứ đế mà cũng thông đạt Tứ đế. Vì sao? Như trước đã nói quả thế gian là Khổ đế, nhân thế gian là Tập đế, quả xuất thế gian là Diệt đế, nhân xuất thế gian là Đạo đế. Cho nên tuy quán tướng hơi thở không thấy Tứ đế mà hay rõ ràng phân biệt Tứ đế, vì chúng Thanh văn rộng diễn bày phân biệt. Bồ-tát trong khi rõ biết hơi thở là không, tuy không thấy Mười hai nhân duyên mà cũng thông đạt Mười hai nhân duyên. Vì sao? Quá khứ hơi thở tánh không, vọng thấy có thật hơi thở tánh không, vọng thấy có thật hơi thở nên sanh các thứ điên đảo phân biệt, khởi các phiền não, gọi là Vô minh. Nhân duyên Vô minh nên có Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái , Thủ, Hữu, Sanh, Lão tử ưu bi khổ não v.v… luân chuyển không dứt. Thế đều do không rõ hơi thở như hư không, không có. Nếu biết hơi thở là không tịch tức là phá Vô minh, vì Vô minh diệt nên Mười hai nhân duyên đều diệt. Bồ-tát rõ biết hơi thở không phải hơi thở như thế, tuy không được Mười hai nhân duyên mà hay rõ ràng thông đạt Mười hai nhân duyên, vì người cầu Duyên giác thừa rộng nói phân biệt. Bồ-tát rõ biết hơi thở không tánh, khi ấy còn không thấy có hơi thở, huống nữa ở trong hơi thở mà có pháp Lục tệ và Lục độ. Tuy trong hơi thở không thấy pháp Lục tệ và Lục độ mà cũng rõ ràng thông đạt Lục tệ và Lục độ. Vì sao? Hành giả chính khi Sổ tức tự rõ biết, nếu nơi không phải hơi thở mà thấy có hơi thở thì quyết định thành tựu tệ pháp san tham. San tham có bốn thứ:
Hành giả vì phá hoại pháp san tham tệ ác ấy, tu bốn món Bố thí ba-la-mật:
Biết hơi thở tánh không, đầy đủ trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ ba-la-mật cũng như phần bố thí. Trong ấy mỗi mỗi rộng triển chuyển các tướng ba-la-mật, vì thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo mở bày phân biệt. Đây là lược nói trong Sổ tức môn tu triển chuyển Đà-la-ni, Bồ-tát thực hành vô ngại phương tiện. Bồ-tát nếu nhập môn này thẳng tới Sổ tức điều tâm cùng kiếp không hết, huống là được Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh các thứ thiền định, trí tuệ, thần thông, tứ biện tài, thập lực, tứ vô sở úy, các địa, hạnh nguyện, nhất thế chủng trí, tất cả công đức vô tận, triển chuyển phân biệt mà có thể cùng được sao? Mục Lục
|
Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999)
|
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán: Nguyên Do Pháp Chỉ Quán
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Tiểu Sử Tác Giả
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Duyên Khởi
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Cụ Duyên
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Trách Dục
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Xả Cái
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Điều Hòa
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Hành Phương Tiện
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Chánh Tu
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Tướng Thiện Căn Khai Phát
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Hiểu Biết Ma Sự
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Trị Bệnh
Phần 1: Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Phần Chánh Tông - Chứng Quả
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Đa Dục
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Nóng Giận
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Ngu Si
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Lo Nghĩ
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tùy Bệnh Đối Trị - Pháp Môn Trị Đẳng Phần
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tướng Tu Chứng - Tứ Vô Lượng Tâm
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tướng Tu Chứng - Tứ Quả Thanh Văn
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Tướng Tu Chứng - Quả Bích Chi Phật
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán Bất Tịnh Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán Từ Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán Nhân Duyên Tam Muội
Phần 2: Tọa Thiền Tam Muội - Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Bồ Tát Quán A-NA-BAN-NA
Phần 3: Lục Diệu Pháp Môn - Lục Diệu Môn Qua Riêng Đối Các Thiền
Phần 3: Lục Diệu Pháp Môn - Lục Diệu Môn Triển Chuyển