Thiền Tông Việt Nam
Tham Vấn 1
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 17
 
Phật Tử hỏi:
Cách đây khoảng 5 năm con tu thiền bị điên mấy lần ngày nay con đã thấy rõ cái sai quá lớn của chính mình. Nên con tin rằng từ nay về sau con sẽ không điên nữa, sau đây con xin trình bày sự tu của con để Hòa Thượng xét cái nào sai cái nào đúng và chỉ dạy thêm cho con.

1. Hằng ngày con theo dõi 8 tâm con sáng trưa chiều tối, đi đứng nằm ngồi mỗi niệm dấy lên con điều biết cũng có lúc khít khao cũng có khi thưa hở. Thưa Hòa Thượng trí con nghĩ khít khao là do có mặt của tâm trong từng ý niệm thưa hở là sự vắng mặt của tâm trong từng ý niệm.

2. Tâm còn chấp là đứng trong vòng nhân quả, tâm hết chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả, con ví tâm con chấp như con cá bị bắt đem nướng trên lò nên còn phiền não, tâm hết chấp ví như con cá được bơi lội tự do nên không phiền não.

3. Gần đây con không theo dõi tâm nữa mà trí con chỉ nghĩ đến những người sống chung quanh con là còn nằm trong vòng nhân quả họ là người mù không thấy đường đi nên đụng lung tung. Con ví con như 1 kẻ thấy đường phải cố gắng bay ra khỏi vòng nhân quả để thông cảm cho họ mà đừng trách họ nếu họ lỡ đụng mình. Trí của con dừng lại ở điểm này và không thêm 1 điều gì khác. Kính thưa Hòa Thượng lối tu như vậy có đúng với chánh pháp hay không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 


Sư Ông đáp:

Phật tử này thật thà ngày xưa có gì sai thì cũng nói cái sai của mình ra hết. Bây giờ có mấy điều:

1. Tâm từ sáng trưa chiều tối đi đứng nằm ngồi mỗi niệm dấy lên điều biết, có khi thì khít khao có khi thì thưa hở, thì nghĩ sự thưa hở là sự vắng mặt của tâm trong từng ý niệm. Quan niệm như vậy dường như là trúng mà chưa có trúng hẳn.

Tâm của mình nó dấy lên mình biết, khi nó nó thưa hở thì vắng mặt của tâm câu này không đúng. Nếu muốn đừng lầm thì phải dùng chữ “vọng tưởng” với chữ “tâm” thì dễ hiểu hơn, tuy nhiên vọng tưởng là biết chứ không phải không biết, đã biết là tâm nhưng cái tâm đó hư vọng. Còn cái biết hư vọng là nó không có vọng tưởng cho nên tạm gọi là tâm. Thì như vậy nếu là tâm niệm vọng tưởng dấy mình biết không theo, khi vọng tưởng không có thì lúc đó tâm cũng vẫn hiện tiền, lúc vọng tưởng có tâm vẫn hiện tiền, nếu không hiện tiền làm sao biết có vọng tưởng phải không? Như vậy tâm không có vắng lúc nào, mà vắng hay có là do vọng tưởng dấy hay không dấy, vọng tưởng dấy thì thấy như có, vọng tưởng không dấy thấy như không. Chớ thực tâm thấy vọng tưởng thì cái đó hằng hữu, ở đây nói rằng sự vắng mặt của tâm là trật chứ không trúng.

2. Tâm còn chấp là đứng trong vòng nhân quả, tâm hết chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả. Câu này có thể trúng mà cũng có thể trật.
Có thể trúng là khi nào hoàn toàn dứt hết phiền não mọi vọng chấp không còn. Hết vọng chấp tức là hết si mê, hết si mê mới hết luân hồi. Còn si mê là còn vô minh, còn vô minh là còn luân hồi. Nói rằng tâm không chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả luân hồi, nói đến cái lớn đó. Chớ còn cái nhỏ chấp, còn thấy cái có mình là còn chấp, chấp là chấp ngã tức là còn vô minh, vậy câu này không có đúng hẳn.

3. Câu này e lỗi lầm nhiều nói rằng mình không chấp mình ra khỏi vòng nhân quả còn thấy người khác chấp còn trong vòng nhân quả, mình thương họ. Tốt đó, nhưng mà chắc gì mình đã ra khỏi thiệt mà nghĩ mình ra khỏi thiệt e lầm. Mình không chấp thì bớt khổ thì đúng, chớ đừng nghĩ mình khôn chấp là đã ra khỏi vòng nhân quả. Quý Phật tử cẩn thận điều đó, mình bớt chấp một phần là bớt khổ một phần, mình hết chấp là mình hết khổ. Còn nhân quả thì Phật mà còn phải bị nạn “Kim thương mã mạch” đó, đó là nạn, mà mình nói mình ra hết nhân quả thì e vội quá, không đúng với lẽ thật. Vì vậy cho nên Phật tử dè dặt một chút đừng nghĩ mình đã ra khỏi nhân quả.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Mặc Vấn
H.T thiền sư Thích Thanh Từ
 
Mục Lục