Tranh Chăn Trâu Giảng Giải
Tựa
Tranh chăn trâu, hiện có ở các chùa thuộc hệ Bắc Tông thường có treo. Song, đa số người tu nhìn thấy mà không biết ý nghĩa tượng trưng qua tranh như thế nào. Vậy chúng ta nên tìm hiểu cho thấu đáo. Đây là bài tựa của Trúc Thiên nói về xuất xứ của mười mục chăn trâu, tương đối khá đầy đủ. Mục Ngưu Đồ là TRANH CHĂN TRÂU. Tranh ra đời từ triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến đời Tống, thế kỷ thứ 12, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các Tòng lâm, Thiền Viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập. Như vậy là không chỉ có một bộ mà có nhiều bộ Mục Ngưu Đồ khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông. Trong số ấy hiện nay được truyền tụng nhất là tranh của hai họa sĩ áo nâu THANH CƯ và QUÁCH AM. Tuy có nhiều bộ tranh, nhưng bộ nào cũng như bộ nào, đều có mười bức, mỗi bức có một bài tụng bằng thơ tứ tuyệt và một bài chú giải bằng văn xuôi. Đó là về phần hình thức. Còn về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Loại tranh theo khuynh hướng Đại Thừa và loại tranh theo khuynh hướng Thiền Tông. Trong hai loại, tranh vẽ sai khác nhau hết nhưng bài tụng và bài chú riêng cho mỗi loại vẫn không thay đổi. Mục Lục
|
Tranh Chăn Trâu Giảng Giải
|
Tựa